Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lí thuyết - Thành tựu về kinh tế SVIP
2. Thành tựu về kinh tế
a. Nông nghiệp:
* Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển:
- Tổ chức đắp đê: đê Cơ Xá (thời Lý), đê Quai Vạc (thời Trần),... đặt chức Hà đê sứ.
- Tổ chức khai hoang, đặt chức Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
- Ban hành phép "quân điền": phân chia ruộng đất công.
- Thực hiện chính sách "ngu binh ư nông", miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò,...
Câu hỏi:
@205265346321@@205265348921@@205265437442@
Vua Trần Thái Tông đắp đê cùng nhân dân (Ảnh minh hoạ)
* Hoạt động nông nghiệp: Là hoạt động kinh tế chủ đạo.
- Cây trồng chính: lúa nước.
- Công cụ lao động: bằng sắt, sử dụng sức kéo của trâu, bò, thâm canh hai đến ba vụ lúa trên một năm.
- Nhà nước thường xuyên tổ chức khai hoang, lập làng, tăng cường đắp đê.
=> Tăng diện tích trồng trọt, kinh tế phát triển, góp phần mở rộng lãnh thổ, tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước.
Câu hỏi:
@205265349972@
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp dân gian:
+ Phát triển chủ yếu ở các địa phương với nhiều nghề như: dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm, sơn mài, khắc bản in,...
+ Một số làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước (thế kỉ XVI - XVIII), như dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương), rèn sắt (Phú Bài), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh),...
Gốm men trắng thời Lý - Trần (Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia)
- Thủ công nghiệp nhà nước: thuộc sự quản lí của triều đình.
+ Phụ trách sản xuất: Cục Bách tác, quan xưởng tại Thăng Long.
+ Các sản phẩm thủ công nghiệp: đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình, đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...
=> Thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa tạo ra mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
* Thương nghiệp:
- Hoạt động trao đổi buôn bán trong nước:
+ Hoạt động trao đổi buôn bán ở chợ làng, chợ huyện phát triển.
+ Trung tâm buôn bán sầm uất nhất là kinh đô Thăng Long (thời Lý, Trần, Lê sơ).
- Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài phát triển.
+ Các mặt hàng được ưa chuộng là: lụa, hương liệu, ngà voi, vàng, bạc,...
+ Từ thế kỉ XI, hình thành một số địa điểm trao đổi buôn bán với nước ngoài: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá),...
+ Từ thế kỉ XVI, thương nhân phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán. Nhiều công ty Châu Âu đã đến buôn bán: Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh,...
=> Việc giao thương với nước ngoài góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị, tiêu biểu là Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,...
Phố Cầu Đông cuối thế kỉ XIX
Phố Hiến thế kỉ XVI - XVII
Câu hỏi:
@205265409723@@205265468200@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây