Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập bài 1
- Bài 1_ Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
- Tiền đề của cách mạng tư sản
- Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản
- Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
- Lý thuyết Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P1)
- Lý thuyết Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P1) SVIP
1. Tiền đề của cách mạng tư sản
- Khái niệm: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do nhiều giai cấp lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) mục đích chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Thời gian: Cách mạng bùng nổ và giành được thắng lợi từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.
- Tiền đề: kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
Hình 1. Cách mạng tư sản là cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay giai cấp tư sản (Ảnh minh họa)
Câu hỏi:
@205537989944@
a. Kinh tế
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa đã ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc các thuộc địa.
+ Nước Anh: Nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, thúc đẩy công thương nghiệp phát triển. Một số ngành như đóng tàu, luyện kim phát triển nhanh.
Hình 2. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Anh
+ Nước Pháp: Nông nghiệp lạc hậu nhưng kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển của kinh tế tư bản bị nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa hạn chế. => Cần xóa bỏ rào cản để phát triển chủ nghĩa tư bản.
Câu hỏi:
@205538155607@
b. Chính trị
- Giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội bất mãn với chính sách cai trị của phong kiến, thực dân. => Sự mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
+ Tại Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị khắc nghiệt, đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các tòa án để buộc tội những người chống đối.
+ Chính sách của chính quốc Anh đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.
c. Xã hội
- Mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt do những biến đổi về kinh tế.
- Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới Anh, chủ nô Bắc Mỹ...) không có quyền lực mặc dù giàu có. => Tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
+ Tại Anh: Nông dân là tầng lớp cực khổ, chịu nhiều áp bức nhất, bị tước đoạt ruộng đất. Các tầng lớp khác như công nhân, thợ thủ công cũng có đời sống khổ cực,...
+ Tại Pháp: Nông dân chịu tô, thuế, nhiều nghĩa vụ khác. Công nhân có điều kiện lao động và đời sống khó khăn. Các tầng lớp bình dân thành thị khác có đời sống tạm bợ.
Hình 3. Hình ảnh phản ánh tình trạng rào cướp ruộng đất tại Anh
Câu hỏi:
@205538521187@
d. Tư tưởng
- Giai cấp tư sản cần có một hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ nhằm tập hợp quần chúng nhân dân.
- Khi chưa có hệ tư tưởng riêng, giai cấp tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (cách mạng Nê-đéc-lan, Anh).
- Ở Pháp, Triết học Ánh sáng là nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản, một số đại diện tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Hình 4. Họa phẩm chân dung Mông-te-xki-ơ (1753 - 1794)
Câu hỏi:
@205538671696@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây