Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập bài 1
- Bài 1_ Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
- Tiền đề của cách mạng tư sản
- Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản
- Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
- Lý thuyết Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P1)
- Lý thuyết Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P2) SVIP
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu và nhiệm vụ
- Mục tiêu: Xóa bỏ rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến và hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).
+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế và xác lập nền dân chủ tư sản.
- Ví dụ:
+ Cách mang tư sản Anh: Đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Đấu tranh giải phóng dân tộc, lập ra quốc gia mới.
+ Cách mạng tư sản Pháp: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
=> Tất cả các cuộc cách mạng nhằm tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Hình 1. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII
b. Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng
- Giai cấp lãnh đạo: Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…).
+ Cách mạng tư sản Anh: lãnh đạo là liên minh tư sản và quý tộc mới, vai trò quan trọng nhất thuộc về quý tộc mới.
+ Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Lãnh đạo là liên minh tư sản và chủ nô.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII: Giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng.
Hình 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
- Động lực của cách mạng: Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân là động lực của cách mạng. Thắng lợi của cách mạng càng triệt để khi quần chúng nhân dân tham gia càng đông đảo và liên tục.
+ Cách mạng tư sản Anh: quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công,...) giữ vai trò quyết định thắng lợi.
+ Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ: lực lượng chính là trại chủ, nông dân, công nhân, nô lệ 13 thuộc địa.
+ Cách mạng tư sản Pháp: nông dân, thợ thủ công, công nhân phối hợp với giai cấp tư sản.
Hình 3. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
3. Kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
+ Lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
=> Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn cầu vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XIX.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây