Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 10. Sinh vật Việt Nam (phần 1) SVIP
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, thể hiện ở sự đa dạng về:
- Thành phần loài;
- Gen di truyền;
- Kiểu hệ sinh thái.
1. Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền
- Về thành phần loài:
+ Có hơn 50 000 loài đã được xác định ⇒ top 16 quốc gia sở hữu đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
+ Nhiều loài thực vật quý hiếm: Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, nghiến, cẩm lai, vàng tâm, gụ,...
Cây gõ đỏ 700 tuổi ở Vườn quốc gia Cát Tiên
+ Nhiều loài động vật quý hiếm: Sao la, voi, bò tót, hươu xạ, voọc, trĩ, công,...
Câu hỏi:
@205532960329@
- Về nguồn gen di truyền: Số lượng cá thể mỗi loài tương đối phong phú ⇒ nguồn gen di truyền đa dạng.
Khỉ vàng phổ biến ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
2. Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái
Các hệ sinh thái ở nước ta rất phong phú và đa dạng, bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn;
- Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước.
- Các hệ sinh thái nhân tạo.
a. Các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn
- Bao gồm nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau:
+ Rừng mưa nhiệt đới (phổ biến nhất).
+ Rừng nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm lớp phủ thực vật: Rậm rạp, nhiều tầng, thành phần loài phong phú.
Câu hỏi:
@204216843213@
- Các hệ sinh thái khác:
+ Trảng cỏ cây bụi.
Trảng cỏ Bù Lạch (Bình Phước)
+ Rừng cận nhiệt.
+ Rừng ôn đới núi cao,...
b. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước
- Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ):
+ Rừng ngập mặn.
+ Cỏ biển.
+ Rạn san hô.
+ Đầm phá ven biển,...
- Đặc điểm hệ sinh thái biển: Chia thành các vùng nước theo độ sâu.
Các hệ sinh thái biển khá đa dạng ở Việt Nam
- Hệ sinh thái nước ngọt:
+ Hệ sinh thái sông, suối.
+ Hệ sinh thái hồ.
+ Hệ sinh thái đầm lầy.
Đầm Vân Long (Ninh Bình)
Câu hỏi:
@204216844729@
c. Các hệ sinh thái nhân tạo
- Nguồn gốc: Hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Câu hỏi:
@205532776533@
- Các hệ sinh thái nhân tạo phổ biến:
+ Hệ sinh thái đồng ruộng.
Hệ sinh thái đồng ruộng bao gồm các khu vực trồng trọt như lúa, ngô, khoai, sắn và các cây trồng khác. Đây là hệ sinh thái chủ yếu do con người tạo ra để cung cấp lương thực cho xã hội.
![]()
Hệ sinh thái đồng ruộng hình thành từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người
+ Vùng chuyên canh,...
- Đặc điểm: Hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản, rừng trồng,... ngày càng mở rộng, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây