1. Giữ gìn văn hóa dân tộc
- Ngay từ khi đặt ách cai trị, nhà Hán đã thực hiện các chính sách đồng hóa về văn hóa song song với những chính sách đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế.
- Mặc dù vậy, những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã người Việt như tục ăn trầu, thờ cúng tổ tiên, các lễ hội,...
Hình 1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
@205097431695@
2. Phát triển văn hóa dân tộc
- Người Việt đã tiếp thu một cách sáng tạo và chủ động những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng.
- Giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật trong thời kì này.
Hình 2. Chân đèn đồng - thế kỉ III, được làm bằng kỹ thuật gốm men của người Hán nhưng về hình dạng có kết hợp văn hóa Việt.
- Ngôn ngữ:
+ Vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống.
+ Tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
- Tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng. Trong đó, Phật giáo và Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc hơn.
@205097494153@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.