Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16. Việt Nam dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) SVIP
1. Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị
a. Sự thành lập Vương triều Nguyễn
- Sau khi vua Quang Trung mất (1792), triều Tây Sơn suy yếu, nội bộ mâu thuẫn, uy tín giảm sút.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi, lấy hiệu Gia Long, và chuyển kinh đô về Phú Xuân (Huế).
Hình 1. Cố đô Huế (Phú Xuân, Huế, Việt Nam)
Câu hỏi:
@205194819709@
b. Nhà Nguyễn củng cố quyền thống trị
- Nguyễn Ánh tập trung quyền lực, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, đưa đất nước vào ổn định.
- Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành, đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, khẳng định quyền lực của nhà vua và duy trì trật tự phong kiến.
- Cuộc Cải cách Minh Mạng hoàn thiện bộ máy hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
- Về đối ngoại, nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng từ chối giao thương với các nước phương Tây, thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (ban đầu từ thời Minh Mạng), gây nhiều hệ lụy về sau.
Câu hỏi:
@205194772589@
2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
a. Kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Nhà Nguyễn tổ chức khai hoang, lập ấp, đồn điền ở miền Bắc và miền Nam.
+ Ở vùng hạ lưu sông Hồng, thành lập hai huyện mới: Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình).
+ Tuy nhiên, nông dân thiếu đất canh tác do địa chủ, cường hào bao vây chiếm ruộng đất và thường xuyên phải đối mặt với thiên tai.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
+ Một số ngành nghề bị hạn chế bởi chính sách thuế nặng và bế quan tỏa cảng.
+ Nhiều đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An bị suy yếu.
Hình 2. Đô thị cổ Hội An ngày nay
Câu hỏi:
@205194913110@
b. Xã hội
- Tình trạng người dân nghèo khó và mâu thuẫn xã hội dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa.
- Lực lượng tham gia: nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.
- Các cuộc nổi dậy tiêu biểu:
+ Phan Bá Vành (1821-1827, Thái Bình).
+ Lê Duy Lương (1833, Ninh Bình).
+ Nông Văn Vân (1833-1835, Cao Bằng).
+ Cao Bá Quát (1854-1856, Hà Nội).
3. Sự phát triển của văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
a. Văn học
- Các tác phẩm bằng chữ Nôm như Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ của Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát phát triển mạnh. Các tác phẩm phản ánh cuộc sống lao động và phê phán xã hội phong kiến.
b. Nghệ thuật
- Nhã nhạc (nhạc cung đình) đạt đỉnh cao, cùng với sự phát triển của dân ca như quan họ, trống quân, và các dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ.
c. Tôn giáo
- Phật giáo tiếp tục phát triển; Công giáo lan rộng, các nhà thờ mọc lên khắp nơi.
d. Khoa học
- Ghi nhận các công trình sử học quan trọng như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục. Y học với Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác.
Hình 3. Hình ảnh các nghệ nhân biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế
Câu hỏi:
@205195076847@
4. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhà Nguyễn
- Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Triều đình lập các đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực thi chủ quyền.
- Dưới thời Minh Mạng, việc đo đạc và vẽ bản đồ quần đảo được thực hiện. Vua cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh tại Hoàng Sa.
- Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình 4. Hồng Đức Bản Đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18. Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
Câu hỏi:
@205195840706@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây