Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (P1) SVIP
I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
1. Giai đoạn 1858 - 1873
- Năm 1858:
+ Ngày 1 - 9 - 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân dân Đà Nẵng kiên cường chống trả, làm cho kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp không thành công.
Hình 1. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858
Câu hỏi:
@205519846258@
- Năm 1859:
+ Tháng 2 - 1859, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ, chiếm thành Gia Định.
+ Quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã nhưng nhân dân Gia Định đã tự tổ chức lực lượng kháng chiến gây nhiều khó khăn cho quân Pháp.
Hình 2. Đại bác của hải quân Pháp, được đúc năm 1868, bên cạnh những khẩu "Thần uy tướng quân" của quân đội nhà Nguyễn
Câu hỏi:
@205520003825@
- Năm 1860:
+ Pháp để lại gần 1000 quân canh giữ Gia Định do phải điều quân qua chiến trường khác.
+ Nguyễn Tri Phương huy động lực lượng để củng cố Đại đồn Chí Hòa, tổ chức phòng thủ chống Pháp.
Hình 3. Đại đồn Chí Hòa trên bản đồ Sài Gòn - Gia Định
- Năm 1861 - 1862:
+ Pháp tập trung quân tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa, sau đó chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
+ Quân triều đình chống cự quyết liệt nhưng thất bại. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ dâng cao, nổi bật là khởi nghĩa Trương Định (1861 - 1864).
+ Năm 1862, triều đình ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp, nhượng bộ và thừa nhận quyền kiểm soát của Pháp tại Nam Kỳ.
Hình 4. Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định (1820 - 1864)
Câu hỏi:
@205520035270@
- Năm 1867 - 1873:
+ Tháng 6 - 1867, Pháp tiếp tục tấn công và chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
+ Triều đình nhà Nguyễn bất lực, nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước vẫn phát triển mạnh mẽ.
2. Giai đoạn 1873 - 1884
a. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873 - 1874), Hiệp ước Giáp Tuất
- Tháng 10 - 1873, Gác-ni-ê chỉ huy quân Pháp từ Sài Gòn ra Bắc Kỳ, chiếm thành Hà Nội (20 - 11 - 1873).
- Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân Hà Nội kiên cường chống trả, nhưng không thể ngăn được quân Pháp chiếm thành.
Hình 5. Thủy thủ Pháp xông vào trong thành Hà Nội
- Sau khi chiếm Hà Nội, quân Pháp mở rộng ra các tỉnh lân cận, nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ vẫn kiên trì kháng chiến.
- Một trong những chiến thắng tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy (21 - 12 - 1873), khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn (Gác-ni-ê thiệt mạng).
Hình 6. Cầu Giấy, gần nơi Gác-ni-ê bị giết ngày 21 - 12 - 1873
- Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp, thừa nhận quyền kiểm soát của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ và nhiều điều khoản bất lợi khác.
Câu hỏi:
@205520091166@
b. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882 - 1883)
- Tháng 3 - 1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp tấn công lần thứ hai vào Bắc Kỳ, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.
- Ngày 25 - 4 - 1882, Pháp tấn công Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị bắt.
Hình 7. Chân dung Hoàng Diệu
- Phong trào kháng chiến vẫn tiếp tục. Một trong những chiến thắng tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19 - 5 - 1883) khiến Ri-vi-e và nhiều lính Pháp thiệt mạng.
Câu hỏi:
@205520366214@
c. Chống Pháp tấn công Thuận An, Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt
- Ngày 18 - 8 - 1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế), triều đình Huế xin đình chiến sau vài ngày chống trả quyết liệt, chấp nhận ký Hiệp ước Hác-măng (1883), thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Hình 8. Lễ ký kết Hiệp ước Hác-măng tại Thuận An (Huế), ngày 25 tháng 8 năm 1883
- Sau Hiệp ước Hác-măng, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam bùng lên mạnh mẽ. Nhằm xoa dịu dư luận, Pháp tiếp tục ký với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), sửa đổi một số điều trong Hiệp ước Hác-măng.
=> Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Câu hỏi:
@205490281387@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây