Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 17. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X SVIP
1. Họ Khúc giành quyền tự chủ
a. Hoàn cảnh:
- Vào cuối thế kỷ IX, nhà Đường đang suy yếu, quyền lực bị rối loạn.
b. Diễn biến chính:
- Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân và chiếm được thành Đại La (Hà Nội). Ông tự xưng là Tiết độ sứ, người cai quản đất An Nam.
- Đầu năm 906, nhà Đường phải công nhận và phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Con trai ông là Khúc Hạo tiếp tục kế nghiệp. Khúc Hạo thực hiện nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước (907-917).
Hình 1. Đền thờ Khúc Thừa Dụ (ngày nay)
Câu hỏi:
@205098059552@
2. Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ
a. Hoàn cảnh:
- Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân xâm lược và đánh bại chính quyền họ Khúc, khôi phục lại bộ máy cai trị của mình.
b. Diễn biến chính:
- Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ, một tướng dưới quyền họ Khúc, dẫn quân từ Ái Châu tiến về và nhanh chóng chiếm lại thành Đại La.
- Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ cho đất nước.
Hình 2. Dương Đình Nghệ chỉ huy quân công phá thành Đại La (Ảnh minh họa)
Câu hỏi:
@205098065629@
3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
a. Hoàn cảnh:
- Cuối năm 938, vua Nam Hán cử Lưu Hoằng Tháo dẫn quân thủy xâm lược nước ta.
- Ngô Quyền đã lên kế hoạch chiến đấu tại cửa sông Bạch Đằng.
b. Diễn biến chính:
- Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cho quân ta ra khiêu chiến rồi giả vờ thua, dụ quân Nam Hán rượt đuổi.
- Quân Nam Hán không biết rằng ở khu vực này có bãi cọc ngầm và đã rượt đuổi vào theo .
- Khi nước triều rút, quân Ngô Quyền tấn công bất ngờ. Quân Nam Hán hoảng sợ và tháo chạy. Các thuyền của quân Nam Hán va vào cọc ngầm, vỡ và chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong lúc tháo chạy.
Hình 3. Bãi cọc trên sông Bạch Đằng
c. Ý nghĩa chiến thắng:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
d. Những điểm độc đáo trong tổ chức chiến đấu của Ngô Quyền:
- Ngô Quyền chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách chuẩn bị lực lượng mạnh.
- Lợi dụng thủy triều để tạo ra trận địa bãi cọc ngầm, khiến quân Nam Hán gặp khó khăn khi rút lui.
- Quân ta sử dụng thuyền nhỏ, linh hoạt, trong khi thuyền của quân Nam Hán rất to và cồng kềnh, khó thoát khỏi bãi cọc khi nước triều rút.
Câu hỏi:
@205099343253@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây