1. Sức sống của nền văn hóa bản địa
- Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
- Tiếng Việt được người dân truyền dạy cho con cháu.
- Tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên.
- Nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời này qua đời khác: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy,...
Hình 1. Bé gái và thiếu nữ ngồi trên chõng tre ăn trầu
@205060943849@
2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
- Khoa học: Học một số phát minh kĩ thuật: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh,...
- Phong tục: Tiếp thu một số lễ tết như Tết Nguyên đán, Trung thu,... vận dụng phù hợp với văn hóa người Việt.
- Chữ viết: Tiếp thu chữ Hán.
- Tư tưởng: Chịu ảnh hưởng của một số quy tắc lễ nghĩa, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.
- Tôn giáo:
+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập của tín ngưỡng dân gian.
+ Đón nhận một số dòng Phật giáo, xuất hiện các cao tăng nổi tiếng.
Hình 2. Tết Nguyên Đán Việt Nam
@205061004451@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.