Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 (P1) SVIP
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1874)
a. Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh, cần thị trường, nguyên liệu và nhân công. => Pháp đẩy mạnh xâm lược phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Câu hỏi:
@205470256848@
b. Kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 - 1862)
- Năm 1858:
+ Ngày 1 - 9, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.
+ Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu kiên cường, làm thất bại bước đầu âm mưu của Pháp.
Hình 1. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858
Câu hỏi:
@205470735950@
- Năm 1859:
+ Pháp chuyển hướng tấn công vào miền Nam, chiếm thành Gia Định.
+ Quân triều đình kháng cự yếu ớt rồi tan rã; nhân dân địa phương tự phát đứng lên kháng chiến.
Hình 2. Pháp tấn công thành Gia Định
- Năm 1860:
+ Pháp để lại khoảng 1.000 quân trấn giữ vùng Gia Định.
+ Nguyễn Tri Phương xây dựng Đại đồn Chí Hòa, tổ chức hệ thống phòng thủ.
Hình 3. Đại đồn Chí Hòa trên bản đồ Sài Gòn - Gia Định
- Năm 1861:
+ Pháp huy động lực lượng lớn, tấn công Đại đồn Chí Hòa.
+ Đại đồn thất thủ, nhưng phong trào kháng chiến vẫn tiếp diễn.
+ Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu chiến Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo (tháng 12 - 1861).
Hình 4. Tàu chiến Hy Vọng Pháp được phục dựng theo nguyên mẫu, làm bối cảnh cho bộ phim “Anh hùng Nguyễn Trung Trực”
Câu hỏi:
@205471016630@
- Năm 1862:
+ Pháp mở rộng chiếm đóng các tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
+ Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, mở đầu quá trình mất nước từng phần.
Hình 5. Minh họa buổi ký Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ kẻ thù
Câu hỏi:
@205471178971@
c. Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến (1862 - 1874)
* Hoàn cảnh
- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn tập trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì, tìm cách ngăn chặn phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì.
- Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự nào đáng kể từ phía nhà Nguyễn.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì không hề suy yếu, mà trái lại còn phát triển mạnh mẽ, thể hiện tinh thần tự chủ và yêu nước sâu sắc của nhân dân.
Câu hỏi:
@205471405246@
* Trương Định lãnh đạo nhân dân kháng chiến
- Trương Định (1820 - 1864) được sự ủng hộ của nhân dân đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở Gò Công, Tân Phước chiến đấu chống giặc.
- Do có chỉ điểm và bị tấn công bất ngờ, Trương Định bị thương, ông đã rút gươm để tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Con trai ông là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ, chiến đấu thêm một thời gian nữa.
Hình 6. Trương Định được nhân dân phong soái
Câu hỏi:
@205471443188@
* Vai trò của các nhà nho yêu nước
- Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị cùng nhiều trí thức yêu nước khác đã sử dụng thơ văn làm vũ khí, lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, đồng thời chỉ trích gay gắt bè lũ tay sai bán nước.
- Các tác phẩm của họ không chỉ ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa sĩ mà còn góp phần giữ gìn ngọn lửa yêu nước trong lòng nhân dân.
Hình 7. Chân dung cụ Nguyễn Đình Chiểu trong đền thờ ông ở Ba Tri (Bến Tre)
* Phong trào tiếp tục lan rộng
- Ở miền Đông Nam Kì, phong trào kháng chiến lại bùng lên mạnh mẽ. Nhân vật nổi bật là Nguyễn Hữu Huân, từng bị Pháp bắt và đày đi xa. Sau khi được thả, ông trở về và tiếp tục lãnh đạo kháng chiến.
- Khi bị bắt lần thứ hai và bị kết án tử hình, Nguyễn Hữu Huân vẫn điềm tĩnh, làm thơ ngay trước khi bị hành hình, thể hiện khí phách và tinh thần yêu nước bất khuất.
Hình 8. Chân dung cụ Nguyễn Hữu Huân
2. Phong trào kháng chiến lan rộng ra cả nước (1873 - 1884)
a. Kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874)
- Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục dòm ngó miền Bắc và miền Trung, chuẩn bị từng bước thực hiện dã tâm xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- Cuối năm 1873, Pháp cử Ph. Gác-ni-ê dẫn quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội, mở đầu cho cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
- Nguyễn Tri Phương - Tổng đốc Hà Nội đã lãnh đạo quân đội kháng cự quyết liệt. Tuy nhiên, lực lượng chênh lệch khiến ông bị thương và bị bắt. Ông đã tuyệt thực để giữ vẹn khí tiết.
Hình 9. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873)
Câu hỏi:
@205471677752@
- Sau khi chiếm được Hà Nội, Pháp mở rộng tấn công nhiều tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ. Khắp nơi, quân dân ta nổi dậy kháng chiến, tiêu biểu như:
+ Cuộc chiến đấu tại cửa ô Thanh Hà (Hà Nội) do binh sĩ triều đình tổ chức.
+ Các đội nghĩa binh địa phương do cha con Nguyễn Mậu Kiến (ở Thái Bình), Phạm Văn Nghị (ở Nam Định) lãnh đạo cũng chiến đấu anh dũng.
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp tiến đánh Sơn Tây, đi qua khu vực Cầu Giấy. Tại đây, quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích tiêu diệt nhiều lính Pháp và giết chết Ph. Gác-ni-ê. => Chiến thắng gây chấn động, làm tinh thần quân Pháp hoang mang dao động, đồng thời khơi dậy niềm tin và lòng yêu nước của quân dân cả nước.
Hình 10. Kèn lệnh của quân Cờ Đen để thúc quân
- Năm 1874, triều đình Huế lại ký Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp, thừa nhận quyền cai trị của Pháp tại cả sáu tỉnh Nam Kì và chấp nhận thêm nhiều điều khoản bất lợi khác.
Câu hỏi:
@205472158472@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây