Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 SVIP
1. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914)
a. Bối cảnh: Sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc bình định quân sự ở Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) nhằm khai thác tài nguyên và củng cố quyền lực.
b. Nội dung chính sách khai thác của thực dân Pháp trên cách lĩnh vực:
- Chính trị:
+ Pháp hoàn thiện bộ máy thống trị tại Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
+ Việt Nam bị chia thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với ba chế độ cai trị khác nhau.
Hình 1. Văn phòng phủ Thống sứ Bắc kì
Câu hỏi:
@205497847191@
- Kinh tế:
+ Chiếm đoạt ruộng đất, lập các đồn điền để trồng lúa và cây công nghiệp (cà phê, cao su, thuốc lá, v.v.).
+ Tập trung khai thác mỏ, xây dựng một số nhà máy và xí nghiệp phục vụ cho nhu cầu của chính quyền thực dân, như xi măng, điện, nước, xay xát gạo, v.v.
+ Pháp nắm độc quyền thị trường Việt Nam và tăng cường bóc lột qua các loại thuế và các loại thuế mới.
+ Mở rộng các tuyến giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng biển.
Hình 2. Khai thác than tại Quảng Ninh thời Pháp thuộc
Câu hỏi:
@205498018507@
- Văn hóa và giáo dục:
+ Pháp chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây và tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
+ Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị. Đồng thời, mở một số trường học mới và cơ sở văn hóa, y tế.
c. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
- Tình hình xã hội: Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
Câu hỏi:
@205498099396@
- Về chính trị: Quyền lực nằm trong tay người Pháp. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai cho chính quyền thực dân, trở thành công cụ thống trị và bóc lột.
Hình 3. Hai viên Cai đội người Việt - Tay sai phong kiến của Pháp
- Về kinh tế: Việt Nam trở thành nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp. => Kinh tế Việt Nam phát triển chậm, lạc hậu và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
- Về văn hóa và xã hội:
+ Văn hóa phương Tây du nhập mạnh mẽ, ảnh hưởng đến lối sống, trình độ học thức và tư duy của xã hội Việt Nam.
+ Đô thị phát triển, đặc biệt là ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
+ Cơ cấu xã hội thay đổi, với số lượng nông dân chiếm đa số và cuộc sống nghèo khổ. Các tầng lớp mới như tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, công nhân gia tăng, đặc biệt tập trung ở các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.
Hình 4. Ga Hà Nội năm 1900
Câu hỏi:
@205498163664@
2. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
a. Bối cảnh:
+ Đầu thế kỷ XX, tư tưởng dân chủ tư sản từ châu Âu được truyền bá vào Việt Nam, cùng với ảnh hưởng của trào lưu duy tân từ Nhật Bản đã tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam.
+ Các trí thức Nho học tiến bộ bắt đầu thực hiện các cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
b. Hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu:
- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước thành lập Hội Duy Tân, mục đích đấu tranh để lập nước Việt Nam độc lập.
- Năm 1905: Phan Bội Châu sang Nhật Bản để nhờ sự giúp đỡ về khí giới và tiền bạc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Hội Duy tân phát động phong trào Đông Du, đưa thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập.
Năm 1909: Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào Đông Du tan rã.
- Năm 1912: Tại Quảng Đông, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục tiêu "Đánh đuổi Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam".
- Năm 1913: Quang phục hội tổ chức các cuộc ám sát các quan chức thực dân nhưng thất bại. Phan Bội Châu bị bắt và bị cầm tù, kết thúc giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi của ông.
Hình 5. Chân dung cụ Phan Bội Châu
c. Hoạt động tiêu biểu của Phan Châu Trinh:
- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ, với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách, nhằm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
- Vận động mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, đả phá hủ tục lạc hậu, đề xướng cải cách xã hội, phong trào trở thành chất xúc tác cho phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908.
- Phong trào bị đàn áp mạnh mẽ, nhiều nhà yêu nước bị bắt, trong đó có Phan Châu Trinh, và phong trào tan rã.
Hình 6. Chân dung cụ Phan Châu Trinh
Câu hỏi:
@205498845946@
3. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành
a. Bối cảnh:
- Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền và các cuộc đấu tranh của nhân dân không đạt kết quả, Nguyễn Tất Thành khâm phục các nhà yêu nước trước đó nhưng không tán thành phương pháp đấu tranh của họ. Người quyết định tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
b. Hoạt động:
- Ngày 5 - 6 - 1911: Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp trên tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình ra nước ngoài. Ông đi qua nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Hình 7. Bến cảng Nhà Rồng
- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, làm nhiều nghề để kiếm sống, tham gia vào Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào công nhân Pháp.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành.
=> Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường yêu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi:
@205499679679@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây