Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (phần 1)
- Lý thuyết Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc (phần 1)
- Lý thuyết Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (phần 2)
- Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc (phần 1) SVIP
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích khoảng 9,6 triệu km2.
- Trải dài từ khoảng 20oB đến 53oB và từ 73oĐ đến 135oĐ.
- Tiếp giáp:
+ Giáp với 14 quốc gia (nhiều quốc gia và khu vực có nền kinh tế năng động: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á,...).
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương, đường bờ biển dài.
Bản đồ phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
2. Ý nghĩa
* Thuận lợi:
- Lãnh thổ rộng lớn.
⇒ Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam, đông - tây; phát triển nền kinh tế đa dạng, tạo sự khác biệt giữa các vùng.
- Vị trí địa lí thuận lợi.
⇒ Phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với Đông Á, Đông Nam Á, thúc đẩy hợp tác.
* Khó khăn:
- Nằm trong khu vực nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Phần lớn vùng biên giới có địa hình núi cao, hiểm trở.
⇒ Khó khăn trong giao thương, trở ngại cho tổ chức lãnh thổ sản xuất và quản lý.
Câu hỏi:
@201174348108@ @202320853365@
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình và đất đai
- Địa hình đa dạng: đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,... cao dần từ Đông sang Tây.
- Đường kinh tuyến 105°Đ có thể dùng làm ranh giới phân chia hai miền địa hình khác nhau:
* Miền Tây:
- Địa hình:
+ Nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ: dãy Hi-ma-lay-a, dãy Thiên Sơn, dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng,...
+ Nhiều bồn địa và cao nguyên xen kẽ: bồn địa Ta-rim, bồn địa Ngô Duy Nhĩ, cao nguyên Hoàng Thổ,...
+ Nhiều hoang mạc lớn: Gô-bi, Tac-la, Ma-can,...
Một phần hoang mạc Gô-bi nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc
- Đất đai: Khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
⇒ Nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
Câu hỏi:
@204907825863@
* Miền Đông:
- Địa hình:
+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam (Tổng diện tích hơn 1 triệu km2).
+ Phía Đông Nam có địa hình đồi núi thấp.
- Đất đai: Đất phù sa màu mỡ do được bồi tụ bởi các con sông.
⇒ Dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú, thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
Bản đồ địa hình Trung Quốc
2. Khí hậu
- Đặc điểm khí hậu chung: Phần lớn ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.
- Phân hóa rõ rệt và khá đa dạng do lãnh thổ rộng lớn và địa hình phức tạp.
* Miền Tây (khí hậu lục địa khắc nghiệt):
- Mưa ít (nhiều nơi dưới 100 mm/năm).
- Chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm, giữa mùa lớn.
⇒ Dân cư thưa thớt.
* Miền Đông (khí hậu gió mùa):
- Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô.
- Mưa trung bình: 750 - 2000 mm/năm (mưa nhiều hè).
- Nhiệt độ, mưa thay đổi theo Bắc - Nam (Bắc thấp hơn Nam).
⇒ Thuận lợi sản xuất nông nghiệp, cư trú. Tuy nhiên mùa hè thường có lũ lụt.
* Vùng núi cao, cao nguyên miền Tây (khí hậu núi cao): Càng lên cao càng lạnh.
Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng
Câu hỏi:
@202320854796@
⇒ Ảnh hưởng:
- Thuận lợi đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- Khó khăn trong sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
3. Sông, hồ
* Sông:
- Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang,...
- Hướng chảy: Tây - đông (từ vùng núi ra phía biển).
- Miền Tây: Dòng chảy mạnh, tiềm năng thủy điện.
- Miền Đông: Cấp nước nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt, giao thông. Tuy nhiên có lũ lụt mùa hè ở hạ lưu.
* Hồ:
- Hồ nước ngọt quan trọng: Đông Đình, Thái Hồ,...
⇒ Nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng, nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.
Câu hỏi:
@202320855883@
4. Biển
- Vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn.
- Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu: vịnh Đại Liên, vịnh Hàng Châu, vịnh Hải Châu,...
- Nhiều bãi biển đẹp: Đáp Đầu, Thiên Tân, Đường Lâm,...
⇒ Phát triển các ngành kinh tế biển.
Câu hỏi:
@201174349795@
5. Sinh vật
* Thực vật:
- Diện tích rừng tự nhiên đáng kể (19% lãnh thổ), với sự phân bố đa dạng các kiểu rừng theo vùng:
+ Miền Đông: Tập trung các loại rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng và rừng cận nhiệt ẩm.
+ Miền Tây: Chủ yếu là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
* Động vật:
- Hệ động vật trong rừng phong phú.
- Nhiều loài quý hiếm: báo gấm, sói xám, voọc mũi hếch vàng, gấu trúc.
Bò I-ắk - biểu tượng của Tây Tạng
⇒ Ý nghĩa:
- Cung cấp nguồn gỗ.
- Nguồn dược liệu quý giá.
- Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
6. Khoáng sản
- Trung Quốc sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với trữ lượng lớn của nhiều loại:
+ Than: Chiếm khoảng 13% trữ lượng thế giới, tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, Hoa Bắc và Hoa Trung.
Mỏ than ở Khu tự trị Nội Mông
+ Kim loại màu: Trữ lượng vonfram, thiếc và đất hiếm đứng đầu thế giới, phân bố chủ yếu ở phía đông nam.
+ Kim loại đen: Sắt và mangan phân bố chủ yếu ở phía đông bắc và rải rác ở các khu vực khác.
+ Phi kim loại: Phốt pho, lưu huỳnh, cao lanh phân bố ở nhiều nơi trên cả nước.
⇒ Điều kiện thuận lợi quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp ở Trung Quốc.
Câu hỏi:
@205539790133@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây