Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (phần 2) SVIP
III. CÁC NGUỒN LỰC, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
a. Nguồn lực:
- Diện tích: khoảng 28 nghìn km².
- Dân số: trên 6,6 triệu người (mật độ 236 người/km²).
- Vị trí:
+ Nằm giữa miền Bắc và miền Nam có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây.
+ Có quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, kết nối với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và tuyến đường biển quốc tế.
+ Thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng của vùng.
Câu hỏi:
@204764451344@
- Tài nguyên:
+ Vùng có bờ biển dài, biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo (bao gồm Hoàng Sa), vịnh, đầm phá, tài nguyên biển phong phú → thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
+ Nhiều di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia, các bãi biển và cảnh quan đẹp → thuận lợi phát triển du lịch.
Các bãi biển đẹp của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm
- Lao động:
+ Lao động dồi dào chiếm 53% tổng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo cao.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục của cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Cơ sở hạ tầng đa dạng, bao gồm 2 cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài) và các cảng hàng không nội địa (Chu Lai, Phú Cát), cảng biển đầu mối (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định).
b. Thực trạng:
- Quy mô GRDP: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đóng góp 5,3% GDP cả nước (năm 2021).
- Cơ cấu kinh tế:
+ Dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt là dịch vụ cảng biển và du lịch.
+ Công nghiệp tăng, chủ yếu là chế biến thực phẩm, giày dép, dệt may, cơ khí ô tô và lọc hóa dầu.
Câu hỏi:
@202968688162@
c. Định hướng phát triển:
- Tập trung phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển, du lịch sinh thái, sản xuất ô tô và công nghiệp hóa dầu.
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
a. Nguồn lực:
- Diện tích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích 30,6 nghìn km².
- Dân số: trên 21,8 triệu người (mật độ 712 người/km²).
- Vị trí chiến lược:
+ Vùng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, tập trung công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ; khoa học - công nghệ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.
- Tài nguyên:
+ Vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước.
+ Vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, có ngư trường lớn.
+ Điều kiện khí hậu và đất trồng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
Rừng cao su ở Bình Dương
- Lao động:
+ Tập trung đông dân số, nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn, cách thức tổ chức sản xuất cao.
+ Hệ thống đô thị phát triển với tỉ lệ đô thị hóa cao, nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Được đầu tư mạnh mẽ với đầy đủ các loại hình giao thông, cảng biển, cảng hàng không quốc tế → điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và mở rộng liên vùng, quốc tế.
b. Thực trạng:
- Quy mô kinh tế: có tiềm lực kinh tế lớn nhất, năng động nhất, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế cả nước, hỗ trợ các vùng xung quanh.
- Ngành kinh tế chủ đạo: Dịch vụ cảng biển, du lịch, công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, sản xuất điện tử, máy vi tính, thực phẩm, đồ uống, và trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
+ Đứng đầu về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng vốn đăng ký.
+ Vùng mang về nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cả nước từ xuất khẩu.
Câu hỏi:
@204725144837@
c. Định hướng:
- Tập trung các ngành công nghệ cao.
- Phát triển các ngành kinh tế biển, kinh tế số, tài chính, ngân hàng,...
4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
a. Nguồn lực:
- Diện tích: khoảng 16,6 nghìn km².
- Dân số: 6,1 triệu người (mật độ 365 người/km²).
- Vị trí:
+ Có vị trí địa lí chính trị, an ninh quốc phòng và giao thương thuận lợi với các địa bàn lân cận (Cam-pu-chia và Thái Lan).
+ Tiếp giáp với Biển Đông, có vịnh Thái Lan với nhiều đảo (Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước).
- Tài nguyên:
+ Tài nguyên biển phong phú, đường bờ biển dài và vùng biển rộng.
+ Quỹ đất nông nghiệp lớn, nguồn nước ngọt dồi dào.
+ Đa dạng hệ thực vật và động vật trong các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn tự nhiên.
+ Có dầu khí, đá vôi,...
Câu hỏi:
@202969295694@
- Lao động:
+ Lao động dồi dào, đặc biệt có kinh nghiệm trong trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hạ tầng giao thông được đầu tư chú trọng, bao gồm đường bộ, đường thủy và hàng không. Có cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc) và các cảng hàng không nội địa (Rạch Giá, Cà Mau).
+ Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ tập trung chủ yếu tại thành phố Cần Thơ.
b. Thực trạng:
- Chưa thật sự phát triển so với tiềm năng, do xuất phát điểm thấp và mới thành lập.
- GRDP của vùng vẫn còn thấp so với các vùng khác, nhưng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang dịch vụ.
- Vùng đóng góp vào xuất khẩu với những mặt hàng chủ yếu như lúa gạo và thủy sản:
+ Đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa (chiếm 23,0% diện tích lúa và 24,0% sản lượng lúa cả nước).
+ Khai thác và chế biến thủy sản chiếm 25,2% sản lượng thủy sản cả nước.
Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
c. Định hướng phát triển:
- Tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả cao.
- Phát triển công nghệ về giống, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và thủy sản,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây