Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1)
- Luyện tập Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2)
- Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1)
- Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2)
- Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1) SVIP
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: Khoảng 40,9 nghìn km².
- Đơn vị hành chính: Bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh.
* Vị trí:
- Vùng đất cuối cùng ở phía nam Việt Nam, có vùng biển rộng lớn bao quanh ba phía.
⇒ Giàu tài nguyên biển, gần ngã tư đường hàng hải quốc tế.
- Tiếp giáp: Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia.
⇒ Thuận lợi: Phát triển kinh tế, giao lưu, hợp tác với các vùng khác và quốc gia trong khu vực.
⇒ Ý nghĩa: Vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh (cả đất liền và biển đảo).
Câu hỏi:
@203002930559@
2. Dân số
- Tổng số dân: 17,4 triệu người.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: Thấp nhất cả nước (0,55%).
- Mật độ dân số trung bình: 426 người/km².
- Tỉ lệ dân thành thị: 26,4% (thấp hơn trung bình cả nước).
- Thành phần dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...
Câu hỏi:
@203002936639@
Dân tộc Khơ-me sinh sống chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN
1. Các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên
a. Thế mạnh
* Địa hình và đất:
- Địa hình: Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, khá thấp, bằng phẳng.
⇒ Thuận lợi cho nông nghiệp và kinh tế khác.
- Các loại đất chính:
+ Đất phù sa sông (hơn 1 triệu ha): Phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu. Chất lượng đất tốt, màu mỡ ⇒ Thích hợp trồng lúa và cây trồng khác.
+ Đất phèn (hơn 1,6 triệu ha): Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. Cần cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả,...
+ Đất mặn (gần 1 triệu ha): Phân bố ở khu vực ven biển ⇒ Phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản.
+ Các loại đất khác: Chủ yếu ở gần biên giới Cam-pu-chia, trên các đảo ⇒ Thuận lợi trồng cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới.
Câu hỏi:
@203016936193@
* Khí hậu:
- Tính chất cận xích đạo.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, số giờ nắng cao.
- Lượng mưa trung bình năm: 1500 - 2000 mm.
⇒ Thuận lợi: Nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng điện gió, điện mặt trời.
* Nguồn nước:
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc (lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long: sông Tiền, sông Hậu).
⇒ Vai trò: Thủy lợi, giao thông đường sông, du lịch.
- Nhiều bãi triều rộng, diện tích mặt nước lớn nội địa.
⇒ Thuận lợi: Nuôi thủy sản nước mặn, lợ, ngọt.
* Rừng:
- Rừng tràm (An Giang, Cà Mau, Kiên Giang).
- Rừng ngập mặn ven biển (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang).
Rừng tràm Tra Sư - An Giang
⇒ Ý nghĩa: Bảo tồn nguồn gen, đồng thời là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.
Câu hỏi:
@203016942457@
* Khoáng sản:
- Dầu mỏ và khí tự nhiên (thềm lục địa).
- Vật liệu xây dựng:
+ Đá vôi (Hà Tiên, Kiên Giang).
+ Đá xây dựng (vùng Bảy Núi, An Giang).
+ Sét, cao lanh,...
- Than bùn (đầm lầy, dưới rừng ngập nước: Kiên Giang, Cà Mau,...).
* Biển:
- Vùng biển rộng, nhiều đảo ⇒ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Sinh vật biển: Phong phú, nguồn lợi hải sản giàu có.
- Ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang (trữ lượng hàng đầu cả nước).
- Tiềm năng du lịch: Các đảo (nổi bật là Phú Quốc).
Câu hỏi:
@203016947683@
b. Hạn chế
- Khí hậu có một mùa khô sâu sắc ⇒ Thiếu nước ngọt (nông nghiệp, sinh hoạt), tăng nguy cơ cháy rừng, mở rộng đất phèn, mặn.
Tình trạng hạn hán kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ⇒ Gia tăng những hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng làm mở rộng diện tích đất bị ngập nước ven biển.
- Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Mê Công, nguồn nước phụ thuộc vào các quốc gia thượng nguồn ⇒ Khó khăn trong quản lí, sử dụng tổng hợp nguồn nước sông.
Câu hỏi:
@203016949972@
2. Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên
a. Lí do phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Đây là vùng kinh tế trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước, nhiều lợi thế nông nghiệp, thủy sản, du lịch.
⇒ Mục đích: Phát triển đa dạng kinh tế, phát huy thế mạnh.
- Khó khăn tồn tại: Đất phèn, mặn, khô hạn, mất cân bằng nước, biến đổi khí hậu.
⇒ Yêu cầu: Giải pháp sử dụng hợp lý, cải tạo, thích ứng tự nhiên trong sản xuất và đời sống.
b. Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên
* Tăng cường quản lý và bảo vệ:
- Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất, nước.
- Bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ khu bảo tồn, vùng ngập nước, bờ biển.
* Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng công nghệ:
- Xây dựng hệ thống thủy lợi hiện đại, kiểm soát lũ, sạt lở, công trình thủy lợi tích hợp.
Cống Cái Lớn - Cái Bé – công trình thủy lợi lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long góp phần ngăn mặn, trữ ngọt
- Áp dụng công nghệ sinh học, môi trường cho mô hình kinh tế phù hợp, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
* Chú trọng phát triển bền vững:
- Khai thác thế mạnh biển đảo, phát triển du lịch sinh thái bền vững.
* Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng:
- Nâng cao nhận thức người dân.
- Hỗ trợ khai thác mùa lũ.
- Xây dựng nhà ở vùng ngập lũ.
Câu hỏi:
@203016950790@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây