Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1)
- Luyện tập Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2)
- Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1)
- Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2)
- Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2) SVIP
III. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM
1. Vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm
- An ninh lương thực: Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho vùng và cả nước.
- Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Cung cấp gạo và thủy sản xuất khẩu chính.
- Khai thác hiệu quả thế mạnh: Phát huy điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội của vùng.
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Cung cấp cho ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Giải quyết vấn đề việc làm: Tạo việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống người dân.
Câu hỏi:
@203034710202@
2. Tình hình phát triển
- Nông nghiệp phát triển theo hướng sinh thái bền vững (thủy sản, lúa gạo, trái cây).
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hữu cơ.
a. Sản xuất lương thực
- Giữ vai trò quan trọng nhất trong nông nghiệp của vùng.
- Năm 2021, vùng chiếm khoảng 50% cả về diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của cả nước.
- Bình quân lương thực đầu người: 1 405,1 kg/người (gấp hơn 2,8 lần mức bình quân của cả nước).
- Cây chủ đạo: Lúa (hơn 99% về diện tích và sản lượng lương thực có hạt của vùng).
- Vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất: Chiếm hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa gạo lớn nhất nước ta
- Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất lúa:
+ Năng suất lúa cả năm tăng: Đạt 62,4 tạ/ha, cao nhất cả nước (2021).
+ Các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phân bố: Lúa được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong vùng, nhiều nhất ở Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Đồng Tháp.
- Các cây lương thực khác (ngô, khoai, sắn,...): Diện tích không đáng kể.
Câu hỏi:
@203034715402@
b. Sản xuất thực phẩm
* Chăn nuôi
- Vật nuôi chính: Lợn, bò thịt, gia cầm,...
Trang trại nuôi lợn quy mô vừa ở Kiên Giang
- Hướng phát triển: Sạch, quy mô lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ, gắn với chế biến và thị trường.
- Tỉnh phát triển mạnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh,...
* Thuỷ sản
- Là vùng trọng điểm số một về thủy sản, phát triển cả khai thác và nuôi trồng.
- Sản lượng: Lớn, tăng liên tục, chiếm trên 50% sản lượng cả nước, đứng đầu xuất khẩu.
- Khai thác thuỷ sản:
+ Năm 2021: Khoảng 30% tổng sản lượng vùng, hơn 38% sản lượng khai thác cả nước.
+ Tỉnh khai thác lớn: Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre,...
- Nuôi trồng thuỷ sản
+ Là ngành ưu thế và luôn ở vị trí đứng đầu cả nước.
+ Năm 2021: Diện tích thu hoạch hơn 772 nghìn ha (gần 71% cả nước).
+ Sản lượng tăng liên tục (gần 70% sản lượng nuôi trồng cả nước).
+ Đối tượng nuôi trồng đa dạng: Tôm, cá da trơn, cua,...
+ Hướng phát triển: Sản xuất công nghiệp, công nghệ cao, chuỗi giá trị (nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ).
Cải tiến kĩ thuật trong nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long
+ Tỉnh nuôi trồng lớn: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang,...
Câu hỏi:
@203034716434@
* Trồng cây ăn quả
- Là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- Diện tích: Tăng nhanh, năm 2021 đạt hơn 377 nghìn ha (chiếm hơn 33% cả nước).
- Các cây trồng chủ lực: Sầu riêng, thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi, cam,...
- Hướng phát triển:
+ Áp dụng công nghệ cao (công nghệ gen, tự động hóa, nông nghiệp thông minh, công nghệ sinh học).
+ Kết hợp công nghiệp chế biến.
+ Tạo sản phẩm sạch, hữu cơ,...
Người dân sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu ở các vườn cây ăn quả
- Thị trường tiêu thụ:
+ Cung cấp cho thị trường trong nước.
+ Xuất khẩu đến nhiều nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,...).
Câu hỏi:
@203034721354@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây