Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 1)
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 2)
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 3)
- Luyện tập Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 1)
- Luyện tập Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 1) SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
1. Biển Đông
- Biển Đông nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến 121°Đ.
Bản đồ vùng biển của Việt Nam trong Biển Đông
- Diện tích Biển Đông là 3,447 triệu km², lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới.
- Có hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Câu hỏi:
@202935267781@
- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Độ muối trung bình khoảng 32 - 33‰, thay đổi theo mùa và khu vực.
- Có các dòng biển gió mùa thay đổi theo mùa.
- Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật và tiềm năng du lịch.
⇒ Điều này tạo thuận lợi cho các nước trong khu vực khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Câu hỏi:
@202935270851@
2. Vùng biển, các đảo, quần đảo của Việt Nam
- Biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km² (lớn gấp ba lần diện tích đất liền).
- Vùng biển nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Các bộ phận của vùng biển Việt Nam
- Có hàng nghìn đảo và quần đảo, bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
- Tính đến năm 2022, Việt Nam có 1 thành phố đảo (Phú Quốc, Kiên Giang) và 11 huyện đảo.
- Đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với 28 tỉnh và thành phố giáp biển.
⇒ Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các nguồn lợi từ Biển Đông.
Câu hỏi:
@202935272988@
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật biển của Việt Nam vô cùng phong phú:
- Khoảng 2.000 loài cá, nhiều loài có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.
- Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, thuận lợi cho ngành đánh bắt.
- Ven bờ có nhiều loại rong biển khai thác để sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Nhiều vườn quốc gia như Bái Tử Long, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo và các khu dự trữ sinh quyển như Châu thổ sông Hồng, Kiên Giang, Cù Lao Chàm.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
⇒ Tài nguyên sinh vật phong phú có ý nghĩa về bảo tồn nguồn gen và là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.
- Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển tạo thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
- Vùng đảo, ven biển còn có chim yến, tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi yến, khai thác tổ yến.
2. Tài nguyên khoáng sản
- Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, tập trung ở các bể trầm tích như Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, và Trường Sa - Hoàng Sa.
- Hơn 30 loại khoáng sản được tìm thấy dọc ven biển và đáy biển.
- Các khoáng sản như ti-tan, cát thủy tinh, muối biển có trữ lượng lớn và đang được khai thác.
- Vùng biển còn tiềm năng về băng cháy ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bể trầm tích Phú Khánh.
Câu hỏi:
@202937540575@
3. Tài nguyên du lịch
- Đường bờ biển dài, với nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc.
Thành phố đảo Phú Quốc thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm
- Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo có phong cảnh đẹp như Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
- Hệ sinh thái biển phong phú, với các rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, tạo điều kiện phát triển du lịch biển đa dạng.
Câu hỏi:
@202937546856@
4. Tài nguyên khác
- Năng lượng gió ở vùng biển Việt Nam được đánh giá đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió tốt nhất là từ Bình Định đến Cà Mau.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
- Địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng các cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất nhập khẩu hàng hóa,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây