Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phòng, chống bạo lực gia đình SVIP
1. Hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội
a. Định nghĩa
Bạo lực gia đình: Là hành vi có cố ý của thành viên trong gia đình gây ra tổn thương hoặc có khả năng gây tổn thương về mặt thể chất, tâm lý, hay kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
b. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến
- Bạo lực tinh thần: Là những lời nói, thái độ hoặc hành động gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và tâm lý của các thành viên trong gia đình.
- Bạo lực thể chất: Là những hành động cố ý gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của các thành viên trong gia đình, như đánh đập hoặc gây thương tích trên cơ thể họ.
Đánh đập con cái có thể để lại hậu quả nặng nề
- Bạo lực về kinh tế: Là hành vi xâm phạm đến quyền lợi tài chính của gia đình và các thành viên, gây tổn hại đến khả năng tài chính của họ.
- Bạo lực tình dục: Là hành động cưỡng ép quan hệ tình dục, ép buộc mang thai hoặc phá thai một cách trái ý muốn của nạn nhân.
c. Tác hại
- Đối với nạn nhân: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, tính mạng và kinh tế của người bị bạo lực.
- Đối với gia đình: là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ gia đình.
- Đối với xã hội: gây xáo trộn trật tự xã hội, đồng thời gián tiếp làm phát sinh các tệ nạn xã hội.
Câu hỏi:
@205327952774@ @205328007196@
2. Quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
- Để ngăn ngừa, phòng chống bạo lực gia đình, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp lý như:
+ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em.
-> Những văn bản này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả phòng, chống và xử lý các hành vi bạo lực gia đình.
- Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội.
Câu hỏi:
@205327991563@
3. Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình
- Để phòng ngừa bạo lực gia đình, các cơ quan chức năng cùng phối hợp với các tổ chức xã hội cần:
+ Tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, sự tôn trọng trong gia đình và những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình.
+ Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
+ Nghiêm khắc để xử lý các hành vi bạo lực gia đình, đồng thời bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ kịp thời các tình huống xảy ra.
+ Khuyến khích người dân lên tiếng và báo cáo khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình.
+ Đảm bảo quyền lợi và bảo vệ sự an toàn cho những người tố cáo.
+ Xây dựng môi trường sống lành mạnh cho người dân.
- Khi bạo lực gia đình xảy ra, mỗi cá nhân cần:
+ Giữ bình tĩnh, tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm
+ Chủ động tìm kiếm, yêu cầu sự giúp đỡ.
+ Không đáp trả bằng lời nói, thái độ tiêu cực hay hành động bạo lực.
- Khi xử lý hậu quả của bạo lực gia đình, mỗi người cần:
+ Báo cáo sự việc cho người thân, bạn bè.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bệnh viện, các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các tổ chức xã hội.
+ Không giấu giếm sự việc, bao che cho kẻ gây bạo lực.
+ Tránh tự giải quyết theo những cách tiêu cực.
Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình
Câu hỏi:
@205328029809@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây