Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật SVIP
I. KHÁI NIỆM SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN
1. Khái niệm sinh thái học phục hồi
Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái về gần nhất với trạng thái tự nhiên ban đầu.
- Phục hồi sinh thái bao gồm các hoạt động khôi phục hoặc tái tạo:
+ Các hệ sinh thái đã bị thay đổi, xâm hại, suy thoái hay bị phá hủy, bằng cách khởi xướng hoặc thúc đẩy sự phục hồi của chúng.
- Mục tiêu của sinh thái học phục hồi:
+ Thay đổi hệ sinh thái theo hướng tự nhiên, toàn vẹn và bền vững.
+ Hệ sinh thái cần phục hồi không nhất thiết phải hoàn toàn trở lại trạng thái ban đầu.
Phục hồi hệ sinh thái rừng
2. Khái niệm sinh thái học bảo tồn
Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để tìm cách bảo tồn các loài, môi trường sống, cảnh quan,... của hệ sinh thái một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
- Bảo tồn đa dạng sinh vật là các hoạt động bảo vệ:
+ Sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Môi trường sống tự nhiên của các loài hoang dã.
+ Các cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên.
+ Nuôi, trồng, chăm sóc và bảo vệ các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo định nghĩa của pháp luật.
+ Lưu giữ gene của các loài quý hiếm.
- Mục tiêu của sinh thái học bảo tồn:
+ Hạn chế các tác động xấu từ môi trường và con người.
+ Bảo vệ các loài hoang dã và môi trường sống của chúng.
+ Gìn giữ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên sinh học.
Câu hỏi:
@205197798821@
II. LÍ DO CẦN BẢO TỒN VÀ PHỤC HỒI CÁC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
1. Giá trị của các hệ sinh thái tự nhiên
Các hệ sinh thái tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho con người (thực phẩm, nước, dược liệu, nhiên liệu,...) và là nơi cư trú của các loài sinh vật.
- Một số giá trị trực tiếp (cung cấp các sản phẩm vật chất):
+ Lương thực, thực phẩm, dược liệu.
+ Nguồn nước, nguồn khoáng sản, đất.
- Một số giá trị gián tiếp (cung cấp các dịch vụ sinh thái):
+ Điều hòa không khí, lọc nước.
+ Phân giải chất thải, hấp thụ khí nhà kính.
+ Cảnh quan đẹp, giá trị tinh thần,...
Hệ sinh thái tự nhiên cung cấp lương thực cho con người
2. Các hệ sinh thái tự nhiên đang bị suy thoái nhanh
Mặc dù các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị rất lớn cho con người nhưng sự phát triển kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của chúng.
Hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của các hệ sinh thái:
- Do các hoạt động của con người (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ:
+ Chặt phá rừng làm đất nông nghiệp.
+ Đổ xả chất thải chưa được xử lí ra sông, biển.
+ Xây dựng đường sá chia cắt các hệ sinh thái rừng.
- Do các hoạt động khai thác tài nguyên quá mức. Ví dụ:
+ Khai thác cây gỗ lớn làm mất nơi ở của các loài động vật.
+ Săn bắt các loài bản địa quá mức làm đứt đoạn chuỗi thức ăn.
Nước thải đổ ra sông gây ô nhiễm môi trường
Câu hỏi:
@205198759233@
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN CÁC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
1. Một số phương pháp phục hồi sinh thái
Phương pháp phục hồi sinh thái là cải tạo sinh học và gia tăng sinh học.
- Cải tạo sinh học: Giảm thiểu các yếu tố gây hại.
Ví dụ: Xử lí nước thải trước khi xả thải ra môi trường sông, biển.
- Gia tăng sinh học: Bổ sung các thành phần cần thiết cho hệ sinh thái (vật liệu hoặc sinh vật).
Ví dụ: Trồng các loài cây gỗ lớn để phục hồi hệ sinh thái rừng.
2. Một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh vật
Phương pháp bảo tồn đa dạng sinh vật là bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị.
- Bảo tồn nguyên vị (bảo tồn nội vi, bảo tồn tại chỗ): Là quá trình bảo tồn một loài tại nơi cư trú tự nhiên của nó, bao gồm việc bảo vệ khu vực sinh sống và bảo vệ loài.
Ví dụ: Voi châu Á (Elephas maximus) là loài động vật quý hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng (EN), hiện đang được bảo tồn trong các khu vực bảo vệ tại các rừng nhiệt đới của Việt Nam, nơi chúng có thể sinh sống tự nhiên.
- Bảo tồn chuyển vị (bảo tồn ngoại vi, bảo tồn chuyển chỗ: Là quá trình bảo tồn ở bên ngoài nơi cư trú tự nhiên của loài, bao gồm bảo quản giống, cứu hộ và chăm sóc các cá thể của loài, nuôi cấy mô, thu thập giống, các cá thể giá trị để nuôi trồng nhằm duy trì vốn gene quý hiếm,...
Ví dụ: Các cá thể mèo rừng con (Prionailurus bengalensis) sau khi được giải cứu sẽ được chăm sóc và phục hồi tập tính tại Trung tâm bảo vệ động vật hoang dã Vườn quốc gia Cúc Phương trước khi được thả ra ngoài môi trường tự nhiên.
Câu hỏi:
@205200466337@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây