Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt SVIP
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT
I. Lý thuyết
1. Cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
– Chuẩn ngôn ngữ: là những quy định nghiêm ngặt ở các phương diện cơ bản như: ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp,...
– Cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Tuân thủ những quy định về chuẩn ngôn ngữ trong khi nói và viết góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến giao tiếp, làm mất đi sự chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ.
+ Sử dụng tiếng Việt phù hợp với ngữ cảnh. Chẳng hạn như trong ngữ cảnh cần lịch sự, không dùng cách nói thân mật, suồng sã. Đặc biệt, cần tránh cách nói thô tục, thiếu văn hóa.
– Các kiểu viết thiếu chuẩn mực:
+ Viết sai chính tả.
VD: Tớ thích mua cái áo này được khum?
=> Từ "khum" viết sai chính tả.
+ Lạm dụng từ vay mượn.
VD: Khi đi học, các bạn nên mang theo điện thoại smartphone để học bài.
=> Từ "smartphone" là từ tiếng Anh nhưng được xen lẫn vào câu tiếng Việt.
+ Dùng câu sai ngữ pháp.
VD: Trong đoạn văn đã cho sử dụng rất nhiều từ ngữ hay.
=> Câu văn thiếu chủ ngữ.
+ Những kiểu viết lệch chuẩn chính tả.
VD: thik (thích), ná (nhá), tềnh cảm (tình cảm),...
Câu hỏi:
@204734279426@
2. Cách phát triển vốn từ tiếng Việt
– Khi bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, ngoài việc duy trì những giá trị đã có, chúng ta cũng cần sáng tạo và bổ sung những yếu tố, cách diễn đạt mới phù hợp với quy tắc chung, giúp tiếng Việt ngày càng phong phú và linh hoạt trong việc biểu đạt. Sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi và mở rộng của vốn từ vựng.
– Cách phát triển vốn từ tiếng Việt:
+ Cấu tạo những từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố có sẵn.
Câu hỏi:
@204734633756@
+ Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác.
VD: cà phê, bánh quy, in-tơ-nét,...
+ Thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có.
VD: Thư viện số.
=> Từ "thư viện" vốn dùng để chỉ nơi để sách truyền thống, khi ghép với tiếng "số" đã mang thêm nghĩa là "thư viện chứa những tài liệu được lưu trữ dưới dạng số".
II. Thực hành
1. Xác định dấu hiệu cho thấy người viết không tuân thủ chuẩn tiếng Việt.
a. Tôi đã xem bộ phim đó rùi nhưng không thích lém.
Câu hỏi:
@204749093417@
b. Nhà trường quy định học sinh không được ghi các comment vào sách mượn của thư viện.
– Dấu hiệu cho thấy người viết không tuân thủ chuẩn tiếng Việt là sử dụng từ comment.
Câu hỏi:
@204749143572@
c. Do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến cho việc lựa chọn ngành nghề ngày nay có sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc.
– Dấu hiệu cho thấy người viết không tuân thủ chuẩn tiếng Việt là viết câu chưa đúng ngữ pháp.
Câu hỏi:
@204749304333@
2. Tìm những từ ngữ mới thể hiện sự phát triển của tiếng Việt tương tự các từ ngữ thuộc một trong hai nhóm dưới đây.
a. thư viện, kinh tế tri thức, chính phủ điện tử, cư dân mạng, công dân toàn cầu.
=> Nhóm trên bao gồm những từ ngữ mới được tạo ra trên cơ sở những từ ngữ đã có từ trước.
Câu hỏi:
@204749452217@
b. photocopy, video, VIP.
=> Nhóm trên bao gồm những từ ngữ vay mượn.
Ví dụ các từ cũng thuộc nhóm này là: rô bốt, bánh bích quy, xe buýt,...
3. Mỗi từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có các nghĩa khác nhau. Hãy cho biết các nghĩa của mỗi từ ngữ, suy đoán xem trong những nghĩa đó, nghĩa nào có trước, nghĩa nào có sau và giải thích cơ sở của sự suy đoán.
a. Các cụ ông say (1) thuốc
Các cụ bà say (2) trầu
Còn con trai con gái
Chỉ nhìn mà say (3) nhau.
(Phan Thị Thanh Nhàn, Đám cưới ngày mùa)
Câu hỏi:
@204749679807@
=> Từ say (3) là nghĩa có sau, được tạo nên từ cơ sở tương đồng với nghĩa của từ say (1), (2): Đều nói về trạng thái ngây ngất, khác thường.
b. – Đội cứu hỏa đến chữa cháy (1) kịp thời, cứu được nhiều người và tài sản ở khu chung cư.
– Đó chỉ là phương án chữa cháy (2) chứ không phải được dự tính từ trước.
Câu hỏi:
@204751803461@
4. Phân tích cách dùng từ ngữ rất riêng của Xuân Diệu ở đoạn thơ sau trong bài Vội vàng.
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
– Đoạn thơ sử dụng kết hợp các từ ngữ bất thường, phá vỡ quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt:
+ Từ nhiều được đặt ở vị trí bất thường, theo trật tự thông thường phải là Ta muốn thâu nhiều trong một cái hôn nhưng tác giả lại sắp xếp ngược lại. Đây là cách dùng phá cách, táo bạo nhấn mạng cái hôn đắm đuối, mê say, không dứt.
+ Sử dụng nhiều từ và ở nhiều vị trí liên tiếp.
+ Cách kết hợp từ bất thường: những sự vật được thâu trong một cái hôn lại là non nước, cây, cỏ rạng.
+ Kết hợp các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái với từ ngữ chỉ sự vật vốn không làm bổ ngữ cho nó như chếnh choáng kết hợp với mùi thơm, đã đầy với ánh sáng, no nê với thanh sắc, cắn với xuân.
5. Có những cách diễn đạt của Xuân Diệu khi mới xuất hiện bị chê là viết như Tây. Theo bạn, trong đoạn thơ ở bài tập 4 trên đây, cách diễn đạt nào có thể được gọi là "Tây", xa lạ với cách nói thông thường của người Việt? Hiện nay, ấn tượng về nét "Tây" trong những cách diễn đạt đó của Xuân Diệu có thay đổi gì không? Bạn nhận xét như thế nào về điều đó?
– Trong câu thơ thứ hai của đoạn trích, việc dùng từ và ở nhiều vị trí liên tiếp, theo cách dùng thông thường, xét về mặt ngữ pháp là không cần thiết. Đây là phép lặp liên từ (một loại kết từ) phổ biến trong văn chương phương Tây.
– Hiện nay, cách diễn đạt này đã trở nên quen thuộc hơn. Nhờ những cách diễn đạt "Tây" này, thơ ca Việt Nam thêm phong phú và đa dạng hơn. Việc sử dụng những cách diễn đạt "Tây" là một sáng tạo của Xuân Diệu, góp phần tạo nên phong cách thơ độc đáo của ông.
6. Tìm một số dẫn chứng cho thấy sự độc đáo trong cách sử dụng tiếng Việt của các nhà văn, nhà thơ mà bạn biết.
Gợi ý: Trong "Truyện Kiều", tác giả Nguyễn Du đã viết: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
Câu thơ đã đảo trật tự từ và để hai từ được đảo nằm ở hai đầu câu thơ. Từ đó nó gợi ra "hoàng hôn" đâu còn là thời điểm nhá nhem tối mà đã trở thành thời gian tâm trạng, như tương lai tăm tối, cứ trở đi trở lại không thay đổi dù đã cố xoay, đảo chiều này đến chiều khác. Nó chiếm trọn thời gian sống của Kiều.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây