Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức ngữ văn SVIP
1. THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Câu hỏi:
@205061931754@
- Song thất lục bát là thể thơ được cấu tạo bằng cách xen kẽ một cặp câu 7 tiếng (gọi là song thất) với một cặp câu 6 và 8 tiếng (gọi là lục bát). Bài thơ theo thể này có thể chia thành các khổ thơ hoặc không, và số lượng câu trong mỗi khổ cũng không cố định.
- Tương tự như thể lục bát, song thất lục bát cũng có những biến thể trong quá trình sáng tác. Chẳng hạn, bài thơ có thể mở đầu bằng một cặp lục bát thay vì một cặp song thất; đôi khi có nhiều cặp lục bát liên tiếp rồi mới đến song thất; thậm chí số chữ trong các câu thơ cũng có thể không tuân thủ hoàn toàn quy định thông thường.
Ví dụ về một đoạn thơ song thất lục bát:
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi bỗng phút chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay bùi ngùi.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
- Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng và vần chân:
+ Vần lưng thường xuất hiện ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu 8 tiếng, hiệp vần với tiếng cuối của câu 6 tiếng đứng ngay trước. Ngoài ra, trong cặp câu 7 tiếng, vần lưng còn được gieo ở tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu sau, hiệp với tiếng cuối của câu trước.
+ Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.
Câu hỏi:
@205061925216@
Ví dụ:
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi bỗng phút chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay bùi ngùi.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
- Về thanh điệu, thanh bằng (B) - trắc (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định, cụ thể như sau:
Câu hỏi:
@205061927163@
- Về nhịp:
+ Câu thơ 7 tiếng:
Câu hỏi:
@205061929102@
+ Hai câu 6 và 8: Ngắt nhịp chẵn theo thể lục bát. Một số câu thơ có thể được ngắt nhịp theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách ngắt sẽ gợi ra một nét nghĩa riêng, góp phần làm phong phú thêm cảm nhận của người đọc.
Ví dụ:
Tiếng địch thổi / nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay / trông bóng phất phơ.
Dấu chàng / theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi / ngẩn ngơ nỗi nhà.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
2. BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH, ĐIỆP VẦN
- Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng linh hoạt các yếu tố ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc cách kết hợp từ ngữ theo những cách sáng tạo, nhằm tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị, gây ấn tượng cho người đọc hoặc người nghe.
- Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, được tạo ra bằng cách lặp lại các thanh điệu cùng loại (như thanh bằng hoặc thanh trắc), qua đó tăng tính nhạc và làm cho lời văn, lời thơ thêm phần biểu cảm.
- Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng lặp lại các âm tiết có cùng vần để tạo nên sự vang vọng, trùng điệp trong âm hưởng, góp phần thể hiện cảm xúc và để lại ấn tượng thẩm mỹ trong lòng người tiếp nhận.
Ví dụ: Cho 3 trường hợp sau:
a. Sánh với Na-va "ranh tướng" Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
b. Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Tố Hữu)
c. Ô! Đêm nay trời trong như gương
Không làn mây vương không hơi sương.
(Hàn Mặc Tử)
Câu hỏi:
@205061930204@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây