Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Hài kịch
Câu hỏi:
@205387674392@
– Tiếng cười trong hài kịch nảy sinh từ sự không phù hợp giữa mục tiêu và phương tiện, giữa bản chất và vẻ bề ngoài, giữa hành động và hoàn cảnh, hay giữa khát vọng cá nhân và khả năng thực hiện. Đó là những sự ngớ ngẩn, ngược đời và phi lý.
– Hài kịch có thể mang những hướng phát triển khác nhau tùy thuộc vào mục đích của tiếng cười, từ sự vui đùa nhẹ nhàng, hài hước đến những tiếng cười châm biếm, mỉa mai hay những pha lật tẩy, phê phán gay gắt. Qua tiếng cười phản ánh "những khiếm khuyết không nên có", hài kịch mong muốn thay đổi cách nhìn của người xem, người đọc về các vấn đề xã hội, đồng thời khẳng định một lối sống lành mạnh, lạc quan và phù hợp với tiến bộ xã hội. Do đó, hài kịch luôn cần phải kết thúc bằng một cái kết có hậu, đem lại sự vui vẻ và tích cực cho người thưởng thức.
Câu hỏi:
@205387713569@
2. Nhân vật, tình huống, xung đột, hành động và kết cấu hài kịch
– Nhân vật trong hài kịch thường đại diện cho những thói hư tật xấu đáng cười hoặc những sự nhầm lẫn, hành động không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Những nhân vật này ít khi là những kẻ xấu xa, ác độc, mà thường là những người có khuyết điểm, sai lầm cần phải sửa chữa. Các nhân vật trong hài kịch thường có tính cách rõ ràng, được phóng đại và làm nổi bật những điểm gây cười, thay vì khai thác sâu vào toàn bộ tiểu sử của họ. Ngoài ra, trong hài kịch còn có thể xuất hiện các nhân vật thích châm biếm, pha trò hoặc những nhân vật tượng trưng cho các lực lượng đối kháng tiến bộ, tuy nhiên, đây thường chỉ là các nhân vật phụ.
Câu hỏi:
@203619556698@
– Tình huống hài kịch là những tình huống hài hước phát sinh trong đời sống thường ngày, làm nổi bật những thói hư tật xấu của con người qua các tính toán và hành động đời thường. Tình huống hài kịch có thể là những sự hiểu lầm, những tình huống ngược đời, khó xử nhưng không bi quan và luôn có thể được giải quyết một cách vui vẻ, tích cực.
– Xung đột trong hài kịch thường dựa trên sự đối lập giữa những tham vọng, mưu toan vật chất, những mưu kế nhỏ nhen và những giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội. Dù xung đột có căng thẳng đến đâu, nó luôn kết thúc bằng việc phủ nhận cái xấu, cái thiếu sót, và khẳng định cái tốt đẹp, tiến bộ.
– Hành động trong hài kịch chủ yếu là những hành động bên ngoài, và các mưu tính, toan tính của nhân vật thường được thể hiện trực tiếp qua lời nói, thay vì đi sâu vào những suy tư nội tâm.
Câu hỏi:
@205387764130@
– Kết cấu của hài kịch thường được xây dựng xung quanh một hành động kịch thống nhất: bắt đầu bằng việc giới thiệu các nhân vật với những thói hư tật xấu và những toan tính, mưu mô, ảo tưởng của họ; sau đó, tình huống trở nên căng thẳng khi các nhân vật bị đẩy vào những tình huống khó xử, xung đột đạt đến đỉnh điểm khi những mưu tính và ảo tưởng dần chiếm ưu thế; cuối cùng, xung đột được giải quyết thông qua một mưu kế bất ngờ hoặc một yếu tố tình cờ, dẫn đến kết thúc với sự thất bại của những toan tính và ảo tưởng gây cười.
3. Thủ pháp trào phúng và ngôn từ trong hài kịch
Câu hỏi:
@205387927935@
– Thủ pháp trào phúng trong hài kịch bao gồm những cách thức bất ngờ nhằm làm nổi bật tiếng cười mang tính giễu cợt, mỉa mai, châm biếm và hạ thấp đối tượng. Hài kịch thường sử dụng những thủ pháp trào phúng như: tạo ra tình huống hiểu lầm hài hước, đầy trớ trêu; phóng đại cử chỉ, điệu bộ, thói xấu của nhân vật; hoặc tạo ra những tương phản gây cười, như hoán đổi vị trí hoặc cảnh vật một cách nghịch lý, cải trang lộ liễu, hoặc tạo nên sự biến dạng không cân xứng.
– Về ngôn ngữ, hài kịch sử dụng rất nhiều biện pháp trong cả chỉ dẫn sân khấu, cách gọi tên nhân vật, lẫn trong các đối thoại và độc thoại, bao gồm cường điệu, tương phản, lặp lại, nhại, chơi chữ, nói bóng gió, nói lái, nói quá, nói lỡ hoặc nói không rõ ràng. Đối thoại trong hài kịch có thể được tổ chức theo kiểu "ăn miếng trả miếng" trong các tình huống tố cáo lẫn nhau, đôi khi xoay quanh tình huống "ông nói gà, bà nói vịt", thể hiện sự bất đồng về nhận thức; hay cũng có thể là các tình huống đột ngột bỏ lửng lời thoại khiến người xem bật cười.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây