Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Giá trị của tác phẩm văn học
Câu hỏi:
@203619728653@
* Giá trị nhận thức
– Giá trị nhận thức của văn học thể hiện ở việc cung cấp các kiến thức thức tổng hợp về cuộc sống giúp con người mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong đời sống như: chính trị, lịch sử, địa lí, văn hoá, phong tục,....
– Không chỉ mở rộng nhận thức về thế giới bên ngoài, văn học còn giúp độc giả thấu hiểu thế giới phức tạp bên trong mỗi người, hiểu chính bản thân mình.
– Ngoài ra, văn học còn có khả năng nhận thức về điều có thể xảy ra hay về những điều phi lí, bất ngờ, khó lý giải. Do đó, nó có thể hỗ trợ người đọc xây dựng được tâm thế sống tích cực, sẵn sàng ứng phó với nhiều sự biến đổi khó lường trong tương lai.
* Giá trị giáo dục
– Chức năng này thể hiện ở việc văn học có thể ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng, cách nhìn cuộc sống của người đọc.
– Văn học giúp con người thể nghiệm hay đồng cảm với nhân vật, tình huống, sự kiện trong tác phẩm, đánh thức những xúc cảm tốt đẹp như ngưỡng mộ, căm phẫn trước đối tượng khác nhau của cuộc sống bằng việc tạo nên những hình tượng nghệ thuật giàu sức hấp dẫn.
– Nhờ văn học, khi tự mình suy ngẫm, con người tự thay đổi, hoàn thiện bản thân theo những chiều hướng tích cực.
Câu hỏi:
@203619741139@
Câu hỏi:
@203619742964@
* Giá trị thẩm mĩ
– Giá trị này của văn học giúp định hướng lí tưởng thẩm mĩ, khiến các giác quan thẩm mĩ của con người trở nên nhạy bén hơn.
– Khi được tiếp xúc với ngôn từ và hình tượng giàu tính thẩm mĩ, cảm nhận được lí tưởng thẩm mĩ của tác giả, người đọc biết rung động trước cái đẹp, thẩm định và thưởng thức cái đẹp nghệ thuật, biết phát hiện ra cái đẹp tiềm tàng trong cuộc sống mà trước đó không nhận ra.
* Giá trị văn hoá
Văn học đóng vai trò thiết yếu trong nền văn hóa. Qua tác phẩm văn học, người đọc có thể nắm bắt được ngôn ngữ, phong cách sống, tư duy, các truyền thống, phong tục, và quan niệm về giá trị của một cộng đồng. Văn học không chỉ giúp bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời, mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, khám phá và phát triển các giá trị văn hóa mới.
Câu hỏi:
@203619743662@
2. Chủ đề, tư tưởng và cảm hứng của tác phẩm văn học
Câu hỏi:
@203619744719@
– Chủ đề trong tác phẩm văn học phản ánh những thông tin, sự khám phá về cuộc sống và chiều sâu trong tư tưởng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Nó có vai trò quan trọng trong việc xác định tầm vóc của tác phẩm.
– Tư tưởng là sự nhận thức và lý giải của nhà văn về cuộc sống, được thể hiện qua cách lựa chọn đề tài, tổ chức hình tượng, và sử dụng ngôn từ trong tác phẩm. Tư tưởng biểu hiện ở hai bình diện: Sự lý giải chủ đề và cảm hứng.
+ Sự lý giải chủ đề thể hiện quan điểm và lập trường của nhà văn trong việc giải thích các tình huống, sự kiện, hay nhân vật.
+ Cảm hứng là cảm xúc mãnh liệt, được dồn nén cao độ, thúc đẩy hành động sáng tạo của nhà văn. Trong khi sự lý giải chủ đề tạo nên chiều sâu tư tưởng, thì cảm hứng gợi lên sự đồng cảm và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc.
– Chủ đề và tư tưởng được xem là lớp nội dung chủ quan của tác phẩm, thể hiện cách tiếp cận, suy ngẫm, đánh giá, và xúc cảm riêng biệt của từng nhà văn đối với những vấn đề và phạm vi cuộc sống được đề cập trong tác phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây