Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức ngữ văn SVIP
1. Văn bản nghị luận
– Khái niệm:
Câu hỏi:
@205058611141@
– Đề tài: Rộng lớn, phong phú, có thể liên quan đến mọi mặt của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, nghệ thuật, văn học,...
– Các tiểu loại:
Câu hỏi:
@205058903127@
- Mở rộng thông tin về loại văn bản:
+ Ở mỗi thời đại và bối cảnh văn hóa khác nhau, văn bản nghị luận lại mang những đặc trưng riêng biệt.
+ Khi sáng tác văn bản nghị luận, tuỳ vào đặc điểm thể loại (chẳng hạn như hịch, cáo, tựa, bạt, phiếm luận,...) và nội dung muốn truyền đạt, người viết có thể kết hợp thêm các yếu tố biểu cảm hoặc tự sự nhằm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả thuyết phục cho văn bản.
2. Các yếu tố chính của văn bản nghị luận
– Luận đề:
Câu hỏi:
@205059142474@
– Luận điểm: Là những ý kiến khái quát phản ánh quan điểm, tư tưởng của tác giả đối với luận đề đã nêu. Nhờ có hệ thống luận điểm (còn gọi là hệ thống ý), các khía cạnh cụ thể của luận đề mới được làm rõ theo một trình tự, cách thức nhất định.
– Luận cứ: Bao gồm lí lẽ và dẫn chứng – những yếu tố cơ bản góp phần triển khai và bảo vệ luận điểm:
Câu hỏi:
@205059314307@
3. Bài nghị luận xã hội
– Khái niệm: Là một dạng tiêu biểu trong số các loại văn bản nghị luận, tập trung phản ánh và phân tích những vấn đề xã hội đang được dư luận quan tâm.
– Nội dung: Gần gũi, thiết thực, nhằm tạo ra sự đồng cảm và phản hồi tích cực, nhanh chóng từ người đọc, người nghe.
– Đề tài: Đa dạng.
Câu hỏi:
@205059342363@
– Yêu cầu với kiểu văn bản:
+ Có luận đề rõ ràng.
+ Có hệ thống luận điểm mạch lạc.
+ Có hệ thống lí lẽ hợp lí, bằng chứng thuyết phục.
+ Sử dụng lời văn chính xác, sinh động để tăng hiệu quả biểu đạt.
4. Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản
– Trong một văn bản, các câu văn và các đoạn văn đều cần hướng về cùng một chủ đề hoặc một nội dung trọng tâm và phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Nếu không đảm bảo điều này, đoạn văn hoặc văn bản sẽ mắc lỗi về mạch lạc. Ví dụ:
Môi trường là yếu tố quan trọng đối với sự sống của con người. Rác thải nhựa trôi nổi khắp nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều học sinh hiện nay chưa biết cách học tập hiệu quả. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn thấp.
=> Đoạn văn trên mắc lỗi mạch lạc vì các câu không hướng đến một chủ đề thống nhất. Mở đầu nói về môi trường, nhưng sau đó lại chuyển sang chủ đề học tập, rồi lại quay về môi trường. Việc chuyển chủ đề đột ngột và không có sự liên kết giữa các câu như vậy khiến đoạn văn trở nên rời rạc, thiếu mạch lạc.
– Bên cạnh đó, các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản cũng cần được liên kết chặt chẽ về mặt hình thức ngôn ngữ. Lỗi liên kết xảy ra khi người viết không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các phép liên kết như lặp, thế, nối,... trong những tình huống cần thiết. Ví dụ:
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để đi du lịch. Người ta thường chọn biển là điểm đến. Bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động ngoài trời. Cảnh đẹp khiến người ta cảm thấy thoải mái.
=> Đoạn văn trên tuy nói về mùa hè, nhưng các câu trong đoạn chưa được kết nối chặt chẽ bằng các phép liên kết ngôn ngữ. Cụ thể, đoạn văn trên không có phép lặp, phép thế, phép nối để liên kết chặt chẽ các câu văn trong đoạn với nhau.
Câu hỏi:
@205059880103@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây