Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức ngữ văn SVIP
1. TRUYỆN THƠ NÔM
– Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, được sáng tác bằng chữ Nôm.
– Thể loại này xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVI – XVII, phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật vào cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
– Ban đầu, một số tác phẩm truyện thơ Nôm được viết theo thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát. Về sau, thể thơ lục bát trở thành hình thức phổ biến nhất mà các tác giả lựa chọn.
– Truyện thơ Nôm mang nội dung phong phú, đề tài và chủ đề đa dạng, đồng thời thể hiện sâu sắc những giá trị hiện thực và nhân đạo.
Câu hỏi:
@205062281826@
– Khi tiếp thu cốt truyện từ văn học dân gian hoặc Trung Quốc, các tác giả truyện thơ Nôm đã sáng tạo và phát triển thành những tác phẩm mới, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật.
– Nhân vật chính trong truyện thơ Nôm:
Câu hỏi:
@205062760594@
+ Nhân vật đã được khắc họa toàn diện, từ vẻ ngoài (ngoại hình, lời nói, hành động...) đến thế giới nội tâm (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,...).
+ Lời thoại của nhân vật – cả đối thoại và độc thoại – đều được chú trọng xây dựng. Trong một số tác phẩm, lời thoại còn mang tính cá thể hoá, trở thành công cụ bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để diễn tả chiều sâu nội tâm nhân vật.
– Truyện thơ Nôm có đóng góp lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát dân tộc:
+ Ngôn ngữ giản dị, thân thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
+ Thể thơ lục bát được hoàn thiện và sử dụng một cách linh hoạt, nhịp nhàng, có khả năng miêu tả mọi cung bậc cảm xúc tinh tế của con người, đồng thời đảm nhiệm xuất sắc chức năng kể chuyện, giúp truyền tải nội dung một cách sinh động và hấp dẫn.
2. LỜI ĐỐI THOẠI VÀ LỜI ĐỘC THOẠI TRONG VĂN BẢN TRUYỆN
– Lời đối thoại:
Câu hỏi:
@205062297469@
Ví dụ:
– Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
– Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời.
(Phạm Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
=> Những câu văn được in đậm ở đoạn văn trên là đoạn đối thoại giữa người lái xe và ông họa sĩ khi xe đi qua Sa Pa.
– Lời độc thoại:
+ Đây là một hình thức thể hiện của lời nhân vật khi nhân vật đó không hướng đến người đối thoại trực tiếp.
+ Trong kịch, độc thoại thường là lời nhân vật tự nói với chính mình, khán giả đóng vai trò như người “nghe lén”, qua đó hiểu được những cảm xúc, suy nghĩ sâu kín của nhân vật.
+ Trong truyện (kể cả truyện thơ), nhất là trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, độc thoại được dùng để tái hiện dòng cảm xúc, suy nghĩ bên trong nhân vật. Khi đó, độc thoại được gọi là độc thoại nội tâm.
Ví dụ:
Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
(Phạm Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
=> Những câu văn được in đậm ở đoạn văn trên là đoạn độc thoại thể hiện cảm nhận của ông họa sĩ khi chứng kiến và phát hiện được vẻ đẹp bình dị, thầm lặng nhưng sâu sắc của con người và cuộc sống ở Sa Pa.
III. CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
– Chữ Nôm:
+ Chữ Nôm là loại chữ viết cổ do người Việt sáng tạo dựa trên kí hiệu chữ Hán, dùng để ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm xuất hiện khoảng thế kỉ X và được sử dụng để sáng tác văn học từ thế kỉ XII – XIII.
+ Sự xuất hiện của chữ Nôm thể hiện tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc, đánh dấu bước tiến lớn trong văn hoá và khẳng định vị thế của tiếng Việt trong đời sống tinh thần người Việt Nam.
+ Nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nên những tác phẩm kiệt xuất, góp phần định hình những thể loại đặc sắc cho nền văn học trung đại Việt Nam:
++ Thơ Nôm Đường luật: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,...
++ Truyện thơ Nôm: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Thái, Nguyễn Hữu Hào, nhiều tác giả khuyết danh,...
++ Ngâm khúc: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,...
++ Hát nói: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh,...
Câu hỏi:
@205062302214@
– Chữ quốc ngữ:
+ Chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, hình thành từ đầu thế kỉ XVII, trong quá trình các tu sĩ Dòng Tên truyền đạo Công giáo tại Việt Nam.
+ Hai giáo sĩ có công lớn trong việc xây dựng chữ quốc ngữ là Phran-xít-xcô đờ Pi-na (Francisco de Pina) và A-lếch-xăng đờ Rốt (Alexandre de Rhodes).
+ Ở giai đoạn đầu, nhiều trí thức Việt như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,… đã có đóng góp quan trọng trong việc truyền bá và phổ biến chữ viết này.
+ Sau khi ra đời, chữ quốc ngữ dần được chỉnh lí, thay thế chữ Hán và chữ Nôm.
Câu hỏi:
@205062305298@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây