Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
– Khái niệm:
Câu hỏi:
@205073659113@
Câu chuyện thường bắt đầu từ những manh mối sơ khởi, từ đó người điều tra, có thể là thám tử, cảnh sát hoặc các nhân vật liên quan sẽ từng bước vén màn bí ẩn và dần dần phát hiện ra chân tướng của vụ việc.
– Về nội dung, một tác phẩm trinh thám cần có: (1) một vụ án đã xảy ra, với thủ phạm chưa bị lộ diện; (2) một cuộc điều tra được thực hiện chủ yếu bởi thám tử hoặc các nhân vật có thể là đối tượng tình nghi để làm sáng tỏ các nghi vấn và tìm ra kẻ gây án.
Câu hỏi:
@205073676356@
– Về không gian, thời gian:
+ Không gian trong truyện trinh thám không chỉ là nơi xảy ra vụ án mà còn là địa điểm lưu lại các manh mối quan trọng, như dấu vết của tội phạm, thông tin về nạn nhân và những người liên quan. Đây cũng chính là không gian diễn ra những hoạt động điều tra, nơi các manh mối dần được hé lộ và sự thật được đưa ra ánh sáng.
+ Thời gian trong truyện trinh thám là khoảng thời gian diễn ra các cuộc điều tra, kéo dài từ khi vụ án được phát hiện cho đến khi các nhà điều tra thu thập đủ chứng cứ và đưa ra những lý giải hợp lý, đầy thuyết phục. Thời gian này thường được giới hạn trong một khung thời gian ngắn, từ vài ngày, vài tuần đến vài giờ, tạo nên những thử thách không nhỏ cho các nhân vật trong việc nhanh chóng tháo gỡ những bí ẩn của vụ án.
– Về cốt truyện, sự kiện:
+ Cốt truyện của truyện trinh thám tập trung vào hành trình khám phá chân tướng của một vụ án bí ẩn.
Câu hỏi:
@205073692719@
+ Các sự kiện diễn tiến theo mạch truy tìm sự thật, với những bí mật về thủ phạm được che giấu đến tận phút cuối. Chính sự trì hoãn trong việc hé lộ chân tướng đã góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽ, duy trì cảm giác hồi hộp, căng thẳng và tò mò ở người đọc xuyên suốt tác phẩm.
– Về chi tiết nghệ thuật: Chi tiết trong truyện trinh thám mang tính định hướng, thường gắn với những tình huống then chốt, có khả năng khơi gợi phán đoán hoặc hé lộ những thông tin quan trọng. Mỗi chi tiết vừa là một mắt xích trong chuỗi lập luận, vừa là bằng chứng hoặc dấu vết giúp dẫn dắt quá trình suy luận, điều tra. Việc khai thác chi tiết một cách chặt chẽ và logic là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc trưng của thể loại này.
– Về hệ thống nhân vật, nhân vật trung tâm: Truyện trinh thám thường quy tụ những kiểu nhân vật đặc trưng: kẻ thủ ác chưa lộ diện, nạn nhân, điều tra viên, cảnh sát, thám tử,... Trong đó, nhân vật trung tâm thường là thám tử – người sở hữu năng lực suy luận sắc bén, tư duy logic chặt chẽ, óc quan sát tinh tế và khả năng phân tích, đánh giá tình huống vượt trội. Chính nhân vật này là người dẫn dắt mạch truyện, đồng thời khơi gợi sự đồng hành của người đọc trong hành trình tìm kiếm sự thật.
Câu hỏi:
@205073707694@
– Về ngôi kể và lời người kể chuyện:
+ Người kể chuyện trong truyện trinh thám thường sử dụng ngôi thứ ba toàn tri hoặc ngôi thứ nhất – người trong cuộc.
+ Lời kể thường được kết hợp linh hoạt giữa tường thuật, miêu tả, phân tích và bình luận, góp phần tái hiện diễn biến điều tra một cách sinh động. Bên cạnh đó, lời kể cũng đan xen lời nhân vật, đặc biệt là thám tử – người trực tiếp tham gia vào quá trình phá án, từ đó tăng thêm tình chân thực cho sự việc.
Câu hỏi:
@205073725258@
– Về lời đối thoại: Lời đối thoại trong truyện trinh thám không chỉ phục vụ cho việc khắc họa tính cách nhân vật mà còn có vai trò hé lộ các manh mối quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình điều tra.
– Về lời độc thoại: Lời độc thoại nội tâm, đặc biệt của nhân vật thám tử, là công cụ hữu hiệu để thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp, quá trình tư duy và suy luận trong hành trình truy tìm sự thật. Qua đó, người đọc có cơ hội tiếp cận sâu hơn với chiều sâu trí tuệ và tâm trạng của nhân vật trung tâm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây