Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức ngữ văn SVIP
I. Sơ giản về lịch sử văn học Việt Nam và vai trò của tri thức về lịch sử văn học trong đọc hiểu văn bản
1. Hai bộ phận của nền văn học: Văn học dân gian và văn học viết
– Văn học dân gian và văn học viết là hai bộ phận cấu thành nền văn học dân tộc.
+ Văn học dân gian:
Câu hỏi:
@205081055197@
+ Văn học viết:
++ Bao gồm những sáng tác của các tác giả cụ thể, xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời của chữ viết, đồng thời tồn tại song hành với văn học dân gian trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc.
++ Trong giai đoạn đầu, nhiều thể loại văn học viết mang tính chất ghi chép, mô phỏng hoặc biên soạn lại các tác phẩm dân gian, tiêu biểu như truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm,...
++ Theo thời gian và qua các thời kì lịch sử, văn học viết ngày càng phát triển theo hướng độc lập, với những đặc trưng riêng biệt, dần tách biệt với văn học dân gian.
Câu hỏi:
@205081056614@
– Bắt đầu từ thế kỉ XX, văn học viết bằng chữ quốc ngữ không ngừng phát triển, với nhiều thể loại phong phú như: Thơ hiện đại (thơ bốn chữ, năm chữ, thơ tự do,...), truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch,...
=> Văn học dân gian và văn học viết Việt Nam luôn gắn bó mật thiết trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cùng nhau góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc cho nền văn học dân tộc.
2. Các thời kì của văn học viết Việt Nam
– Việc phân chia các thời kì văn học thường dựa trên các yếu tố về hình thức và nghệ thuật (như hệ thống chữ viết, thể loại tác phẩm), đồng thời xem xét mối liên hệ giữa hoạt động sáng tác văn học với những đặc điểm lịch sử, xã hội tiêu biểu trong tiến trình phát triển của cộng đồng dân tộc.
– Có thể xác định các thời kì của văn học viết Việt Nam như sau:
Câu hỏi:
@205081057576@
+ Thời kì trung đại:
++ Văn học viết Việt Nam thời kì đầu chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, với nhiều thể loại bắt nguồn từ văn học dân gian hoặc chịu ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc, nhưng đã được Việt hoá để phản ánh đời sống và tâm hồn dân tộc.
++ Gắn liền với quá trình phát triển của quốc gia phong kiến độc lập, nền văn học viết giai đoạn này đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc và con người Việt Nam với tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, lòng nhân ái cùng những giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Thời kì hiện đại:
++ Ngôn ngữ:
Câu hỏi:
@205081058116@
++ Văn học giai đoạn này tuy chịu ảnh hưởng rõ nét từ các thể loại văn học phương Tây, nhưng vẫn kế thừa và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa, văn học truyền thống của dân tộc.
++ Văn học thời kì này gắn liền với các sự kiện lịch sử lớn của đất nước như Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), thống nhất đất nước (1975) và công cuộc đổi mới từ thập niên 80 thế kỷ XX. Kế thừa văn học truyền thống, văn học hiện đại Việt Nam đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ những cách tân về nghệ thuật, đồng thời khẳng định bản sắc dân tộc trong giao lưu với văn học khu vực và thế giới.
3. Vận dụng tri thức về lịch sử văn học trong đọc hiểu văn bản
– Việc đọc hiểu văn bản văn học trước hết cần tập trung vào những yếu tố trong văn bản:
Câu hỏi:
@205081447390@
– Kiến thức về lịch sử văn học giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Việc nhận biết mối liên hệ giữa văn học dân gian và văn học viết giúp lý giải nguồn gốc của các yếu tố ngôn từ, chi tiết nghệ thuật như dấu ấn của ca dao, tục ngữ, truyện dân gian trong một số tác phẩm văn học viết. Khi xác định được bối cảnh ra đời và ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử, xã hội, người đọc sẽ hiểu sâu hơn về ý nghĩa, giá trị của chi tiết nghệ thuật cũng như chủ đề mà tác phẩm muốn truyền tải.
– Hiểu biết về nguồn gốc thể loại văn học giúp người đọc lý giải các đặc điểm mang tính kế thừa hoặc dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện qua nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học.
– Những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học gồm: Mối liên hệ giữa các bộ phận văn học, các giai đoạn phát triển của nền văn học, quá trình hình thành và phát triển của các thể loại, bối cảnh ra đời của tác phẩm, mối quan hệ giữa nhà văn với đời sống lịch sử – xã hội, cũng như sự gắn kết giữa các tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong từng thời kì.
II. Bài phỏng vấn
1. Mục đích của việc phỏng vấn
– Trong các lĩnh vực như truyền thông – báo chí, chính trị – xã hội hay văn học – nghệ thuật, cuộc phỏng vấn thường được tiến hành khi người thu thập thông tin cần tìm hiểu và thu thập dữ liệu về những sự kiện hoặc vấn đề đang thu hút sự chú ý và có tầm ảnh hưởng đáng kể.
Câu hỏi:
@205082096254@
– Mục đích của phỏng vấn là tạo ra một cuộc đối thoại, trực tiếp hoặc gián tiếp, với những người tham gia, chứng kiến, hoặc có vai trò liên quan đến sự kiện, vấn đề đó, nhằm cung cấp thông tin mới cho người nghe, người xem, hoặc người đọc một cách khách quan.
2. Nội dung và hình thức của bài phỏng vấn
– Bài phỏng vấn là một loại văn bản thông tin, bao gồm hai hình thức là nói và viết.
Câu hỏi:
@205082513330@
– Dù được thể hiện dưới hình thức nào, một bài phỏng vấn luôn gồm hai thành phần chính: Câu hỏi của người phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.
– Nội dung câu hỏi và câu trả lời cần gắn chặt với vấn đề hoặc sự việc được trao đổi.
– Trong bài phỏng vấn, người ta thường sử dụng thêm các yếu tố ngôn ngữ để thể hiện quan hệ giao tiếp giữa hai bên, như lời chào, lời giới thiệu, lời cảm ơn,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây