Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức Ngữ văn SVIP
1. Phong cách hiện thực
Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng vào việc mô tả trung thực, chi tiết và khách quan về hiện thực xã hội, con người và cuộc sống, nhằm phản ánh đúng đắn và toàn diện những đặc điểm của thế giới thực. Những tác phẩm theo phong cách này thường có cảm hứng phê phán, tố cáo những bất công xã hội, bóc trần, phủ nhận thực tại. Đề tài của phong cách hiện thực thường gắn liền với những vấn đề trong đời sống thường nhật, với các nhân vật là đại diện cho một tầng lớp xã hội, một hoàn cảnh cụ thể hoặc một số phận điển hình.
Ở Việt Nam, phong cách hiện thực phát triển mạnh mẽ vào những năm 1930 – 1945, song song với trào lưu lãng mạn. Các tác giả như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,... là tên tuổi lớn của trào lưu hiện thực trong văn học Việt Nam. Các tác phẩm tuân theo phong cách hiện thực thường khắc họa đời sống nghèo khổ của nông dân, thị dân nghèo và tiểu tư sản trí thức, thể hiện rõ sự phê phán hiện thực xã hội cùng tinh thần phản kháng mạnh mẽ trước sự bất công và áp bức của con người.
2. Tính chỉnh thể của tác phẩm
Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố thuộc các bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, chi tiết, sự kiện, nhân vật,... Trong những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, sự kết hợp giữa các yếu tố này tạo nên một chỉnh thể thống nhất, trong đó, nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật hòa quyện, bổ sung cho nhau. Điều này giúp tác phẩm không chỉ phản ánh thế giới hiện thực mà còn truyền tải những thông điệp sâu sắc, tạo nên giá trị nghệ thuật bền vững cho tác phẩm.
3. Sự kiện trong tác phẩm truyện
Sự kiện trong tác phẩm truyện là những sự việc, biến cố quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân vật và thúc đẩy cốt truyện phát triển. Những sự kiện này không chỉ phản ánh các mối quan hệ và xung đột trong xã hội mà còn làm nổi bật tính cách, số phận của các nhân vật, qua đó bộc lộ những khía cạnh tâm lí và hành động của nhân vật trong bối cảnh cụ thể.
4. Các giá trị của tác phẩm văn học
– Văn học có ba giá trị chính là nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.
Câu hỏi:
@205111505663@
– Các giá trị trên không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau và đều được thể hiện thông qua hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học.
5. Lỗi câu mơ hồ và cách sửa
Câu mơ hồ là loại câu không rõ ràng về nghĩa. Dưới đây là một số loại câu mơ hồ thường gặp:
- Mơ hồ từ vựng
Ví dụ: Cây lựu đầu hè đã ra quả.
Phân tích lỗi: Ở ví dụ trên, hiện tượng đồng âm (hè1 - "mùa hạ" và hè2 - "dải nền ở trước hoặc quanh nhà") khiến câu mơ hồ về nghĩa.
Cách sửa: Thêm/thay thế từ ngữ để câu rõ nghĩa.
Câu hỏi:
@205111596982@
– Mơ hồ cấu trúc
Ví dụ: Đó là những bình luận về cuốn sách của anh ấy.
Phân tích lỗi: Cụm danh từ "những bình luận về cuốn sách của anh ấy" có sự nhập nhằng về cấu trúc: có thể coi cụm từ "của anh ấy" là một thành phần phụ bổ nghĩa cho "cuốn sách" (những bình luận của người khác về cuốn sách của anh ấy), cũng có thể hiểu cụm từ này bổ nghĩa cho "những bình luận" (những bình luận của anh ấy về cuốn sách). Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho cả câu.
Cách sửa: Thêm từ ngữ, điều chỉnh trật tự từ ngữ cho phù hợp.
Câu hỏi:
@203382541548@
– Mơ hồ logic
Ví dụ: Ba cô gái đã chiến thắng cuộc thi.
Phân tích lỗi:
Câu hỏi:
@205111642633@
Cách sửa:
Câu hỏi:
@205111691581@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây