Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Nền văn học viết Việt Nam
b. Văn học hiện đại
Văn học hiện đại Việt Nam kéo dài từ đầu thế kỉ XX đến nay có thể được phân thành 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến 1945:
+ Văn học Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ, hình thành một nền văn học hiện đại thực thụ, thay đổi cả về tư duy và diễn đạt.
+ Từ một nền văn học trung đại mang đậm tính khu vực, văn học Việt Nam đã hóa thân thành nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, từng bước hòa nhập vào dòng chảy của văn học thế giới.
– Giai đoạn 2: Từ 1945 đến 1975:
+ Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, văn học phát triển theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung phục vụ công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.
+ Từ năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền:
Câu hỏi:
@205171494155@
– Giai đoạn 3: Từ 1975 đến nay:
+ Bối cảnh:
Câu hỏi:
@205171528483@
+ Văn học thời kỳ này bộc lộ những hạn chế do chính sách văn nghệ cứng nhắc, dẫn đến cuộc đổi mới văn học mang tính “cởi trói” vào cuối năm 1986.
+ Từ cuối những năm 1990 đến đầu thế kỉ XXI, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), cùng với sự bùng nổ của internet, văn học có nhiều chuyển biến mới, mở rộng không gian sáng tác và tiếp nhận, ngày càng tiệm cận với văn học toàn cầu.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam thế kỉ XX
– Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây cùng những biến động lớn trong lịch sử dân tộc:
Câu hỏi:
@205171686517@
– Tác động của các biến động lịch sử – xã hội ảnh hưởng tới sự thay đổi của văn học về nghệ thuật và nội dung:
+ Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 đánh dấu một bước ngoặt lớn, văn học hướng đến phục vụ cách mạng và phản ánh lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
+ Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1954 và 1954 – 1975) góp phần thúc đẩy văn học trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu, cổ vũ tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập, tự do.
+ Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng đối mặt với nhiều khó khăn; đến năm 1986, công cuộc đổi mới mang tính “cởi trói” đã mở ra một thời kỳ phát triển mới, với tư duy nghệ thuật đổi mới, đa dạng, tự do hơn.
4. Tính truyền thống và tính hiện đại của nền văn học Việt Nam
– Về hình thức chữ viết: Văn học Việt Nam bắt đầu bằng những sáng tác chữ Hán, đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong thời kỳ trung đại. Tiếp theo là sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm – sáng tác bằng tiếng Việt – thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét. Từ đầu thế kỉ XX, văn học hiện đại ra đời và phát triển trên nền tảng chữ quốc ngữ, mở rộng khả năng biểu đạt, góp phần hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
– Về sự phát triển của các thể loại văn học:
Câu hỏi:
@205171912771@
– Về nội dung: Dù sử dụng ngôn ngữ, thể loại hay hình thức chữ viết nào, văn học Việt Nam luôn mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần của con người Việt Nam.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Câu hỏi:
@205172111541@
2. Nghệ thuật
– Nội dung của bài viết được trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
– Các tri thức về lịch sử văn học, các nhận xét và đánh giá được đưa ra trong bài viết đều chính xác, khách quan.
– Văn bản có sự kết hợp tri thức về lịch sử dân tộc với tri thức văn học cùng các bằng chứng cụ thể (các tác phẩm văn học).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây