Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí SVIP
1. Vi phạm pháp luật
a. Khái niệm
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy định của pháp luật, do người có đủ khả năng trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
b. Các dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật
- Hành vi trái pháp luật: Những việc mà pháp luật cấm làm, không thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của Nhà nước, hay không tuân theo các quy định của pháp luật.
Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông
- Hành vi có lỗi của người thực hiện: Bao gồm lỗi cố ý (biết rõ nhưng vẫn làm) và lỗi vô ý (không cố tình nhưng vẫn gây ra vi phạm).
- Hành vi do người có năng lực pháp lý thực hiện: Người thực hiện hành vi phải đủ độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: Những hành vi có thể làm tổn hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự (tội phạm): Là hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến trật tự xã hội, được pháp luật coi là tội phạm và phải chịu hình phạt theo quy định.
Ví dụ: Hành vi buôn bán ma tuý, trộm cắp tài sản, giết người,...
- Vi phạm dân sự: Là hành vi xâm phạm quyền lợi về tài sản hoặc quan hệ nhân thân của người khác, ảnh hưởng đến các quan hệ dân sự.
Ví dụ: Hành vi tranh chấp tài sản, đất đai, nhà cửa,...
- Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước nhưng không phải yếu tố cấu thành tội phạm, thường bị xử phạt hành chính.
Ví dụ: Vi phạm luật giao thông, hoặc các quy định về bảo vệ môi trường mà không cấu thành tội phạm: không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vứt rác không đúng nơi quy định,....
- Vi phạm kỷ luật: Là hành vi vi phạm các quy định, nội quy của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, ảnh hưởng đến trật tự và hoạt động trong tổ chức đó.
Ví dụ: Hành vi học sinh không tuân thủ nội quy trường học, đi học muộn nhiều lần, hoặc nhân viên công ty vi phạm quy định làm việc trong giờ hành chính, gây ảnh hưởng đến công việc chung.
Câu hỏi:
@205237272812@
Câu hỏi:
@205237274495@
2. Trách nhiệm pháp lí
a. Khái niệm
- Là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải chịu hậu quả do pháp luật quy định khi có hành vi vi phạm pháp luật.
b. Các loại trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm hình sự:
+ Là nghĩa vụ mà người phạm tội phải gánh chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Nhằm hạn chế hoặc tước bỏ quyền và lợi ích của người vi phạm.
+ Trách nhiệm này được tòa án áp dụng đối với những người thực hiện hành vi phạm tội.
- Trách nhiệm hành chính:
+ Là trách nhiệm của người vi phạm các quy định của Nhà nước phải chịu các hình thức xử lý hành chính.
+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm mà người vi phạm các quy định về dân sự phải chịu các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của quyền lợi bị xâm phạm.
- Trách nhiệm kỷ luật: Là trách nhiệm mà cá nhân vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan phải chịu các hình thức kỷ luật do người có thẩm quyền áp dụng.
c. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
- Thể hiện sự tôn trọng và tính nghiêm minh của pháp luật.
- Là biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
- Giáo dục mọi người về việc tôn trọng pháp luật, tuân thủ các quy định và các nguyên tắc sống chung trong xã hội, nâng cao ý thức phòng ngừa và chống tội phạm.
- Tăng cường niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật.
- Góp phần bảo vệ và duy trì trật tự, an toàn xã hội.
Câu hỏi:
@205429319323@
Câu hỏi:
@205237297113@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây