Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm SVIP
VIẾT THƯ TRAO ĐỔI VỀ CÔNG VIỆC HOẶC MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM
I. KHÁI NIỆM
– Thư từ vô cùng phổ biến trong đời sống. Có nhiều lí do để viết thư:
+ Lý do riêng tư: Thư dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc với người thân, bạn bè,...
+ Giải quyết công việc.
+ Trao đổi suy nghĩ về những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều người.
– Người viết thư dạng này thường là cá nhân hoặc người có vị trí (chức vụ) thay mặt cho tập thể của một đơn vị (cơ quan, công ti,...) để nêu lên ý kiến trao đổi về một công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm với các đối tượng liên quan. Ví dụ:
a) Thư của cô giáo chủ nhiệm gửi học sinh, phụ huynh học sinh bàn về việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cuối năm học lớp 12.
b) Thư của công ti X gửi các ứng viên đã được tuyển dụng vào lao động hoặc hợp đồng công việc ở công ti (thư mời nhận việc) và người được tuyển dụng viết thư trả lời cơ quan tuyển dụng về việc mình có nhận lời hay không (thư trả lời nhà tuyển dụng).
Câu hỏi:
@204396632336@
– Dù dưới dạng thức nào thì thư trao đổi công việc cũng cần được soạn thảo nghiêm túc; nội dung và hình thức phải mang tính chuyên nghiệp.
II. YÊU CẦU
– Xác định ai là người nhận thư: Cá nhân hay một nhóm người, cơ quan, tổ chức.
– Thể hiện được mục đích viết thư và vấn đề chính muốn trình bày, trao đổi, bàn luận trong thư.
– Xác định cách trình bày thông tin trong bài viết theo mục đích:
+ Nếu mục đích viết thư là để cung cấp thông tin: Cần trình bày các thông tin sáng rõ, mạch lạc.
+ Nếu mục đích viết là nhằm thuyết phục: Cần nêu rõ được các lý do để khẳng định một quan niệm hay sự cần thiết phải tiến hành công việc, hoạt động.
– Lựa chọn ngôn ngữ, cách xưng hô phù hợp với mục đích viết thư và người nhận.
– Sử dụng yếu tố bổ trợ để đạt được mục đích viết.
III. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1:
Câu hỏi:
@204396630532@
– Ngôn ngữ thể hiện: "Ma-két-ta yêu quý"; "Em có khoẻ không?"; "Kể cho chị nghe về Luân Đôn";...
=> Giọng thư nhẹ nhàng, tình cảm.
– Người nhận đang đi học ở Luân Đôn, một nơi xa nhà.
Câu 2:
– Mục đích viết thư:
+ Hỏi thăm em gái.
+ Trao đổi, bàn luận về sự việc: Tình trạng bất công với những người lao động ở châu Phi.
Câu 3:
– Phần mở đầu: Hỏi thăm sức khoẻ, công việc đầy thân mật. Sau đó, nêu sự việc bằng cách gây tò mò cho người đọc, đúc kết một kinh nghiệm: “Trông người mà nghĩ đến ta”.
– Các sự việc tiếp theo được trình bày theo trình tự thời gian, liên quan đến câu chuyện mà người chị kể. Trình tự này có liên quan chặt chẽ đến mục đích viết thư.
+ Giới thiệu hoàn cảnh của người viết: Đang xa nhà, nhớ em trai và mong được gặp lại.
+ Chia sẻ cảm xúc về lễ Giáng Sinh: Niềm vui, sự bình an và ý nghĩa của ngày lễ.
+ Gửi lời chúc mừng Giáng Sinh đến em trai: Chúc em có một mùa Giáng Sinh vui vẻ và hạnh phúc.
+ Kể về những kỷ niệm đẹp của hai chị em: Thể hiện tình cảm gắn bó và yêu thương.
+ Dặn dò, nhắc nhở em trai về việc học tập và rèn luyện đạo đức: Thể hiện sự quan tâm và lo lắng của người chị.
+ Động viên, khích lệ em trai vượt qua khó khăn và thử thách: Thể hiện niềm tin vào em trai.
+ Bày tỏ tình cảm yêu thương và mong muốn em trai sống tốt: Thể hiện sự quan tâm và lo lắng của người chị.
+ Lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại: Thể hiện sự mong chờ và háo hức.
Câu 4:
– Yếu tố bổ trợ để thuyết phục người đọc:
+ Các yếu tố biểu đạt như tự sự, biểu cảm.
+ Các dẫn chứng xác thực.
=> Những yếu tố này làm cho bức thư thêm lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra.
Câu 5:
– Những kinh nghiệm có được để viết thư trao đổi về một vấn đề hoặc một công việc nào đó:
Câu hỏi:
@204396631921@
IV. THỰC HÀNH
Câu hỏi:
@204396633536@
1. Chuẩn bị viết:
Việc viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm là một hình thức giao tiếp quan trọng, giúp thể hiện quan điểm cá nhân và thúc đẩy sự đồng thuận. Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng nhận thư, bạn có thể chọn các đề tài và phong cách viết khác nhau. Một số gợi ý có thể viết như sau:
+ Viết thư gửi cho người thân hoặc bạn bè để chia sẻ về một vấn đề nào đó trong công việc, cuộc sống.
+ Viết cho một nhà thơ, nhà văn để chia sẻ cảm nghĩ, điều yêu thích, thắc mắc trong sáng tác của họ hoặc về một vấn đề văn học.
+ Viết cho một công ty, tổ chức để xin tài trợ.
+ Viết cho một cơ chức năng để đề xuất hoặc đưa ra kiến nghị về một vấn đề đời sống của cộng đồng.
2. Tìm ý, lập dàn ý:
a. Tìm ý:
Tùy vào mục đích cụ thể của bức thư, bạn có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau để tìm ý. Tuy nhiên, dựa trên yêu cầu của từng loại bài viết, có thể đưa ra một số gợi ý chung có thể áp dụng cho nhiều bức thư khác nhau.
– Ai là người nhận thư, có quan hệ như thế nào với người viết? Đặc điểm của người nhận thư là gì?
Thư có đối tượng tiếp nhận rõ ràng, có thể là cá nhân (người thân, bạn bè, nhà thơ, nhà văn,...) với những đặc điểm riêng biệt (tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, tâm lý, niềm tin, giá trị sống, vị thế xã hội và mối quan hệ với người viết). Đối tượng nhận thư cũng có thể là đại diện của một cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, và lĩnh vực hoạt động liên quan đến công việc hoặc vấn đề mà người viết muốn trao đổi.
Ví dụ khi người nhận thư là người có mối quan hệ thân thuộc, cách xưng hô và giọng điệu có thể có điểm khác biệt so với những bức thư gửi cho người xa lạ.
– Nội dung bức thư là gì? Bức thư viết nhằm mục đích gì?
Nội dung thư và mục đích viết có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Chẳng hạn, mục đích của bức thư trong phần tham khảo là kêu gọi người nhận chia sẻ và đồng cảm với ý kiến của mình về vai trò của việc khuyến khích các hình thức kinh doanh chân chính, từ đó giúp người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
– Trình tự triển khai nội dung của bức thư là gì? Nó liên quan như thế nào với mục đích viết thư?
Bố cục của thư rất linh hoạt, có thể thay đổi tùy theo tính chất của nó. Nếu thư mang tính thân mật, nó có thể bắt đầu bằng những lời thăm hỏi. Ngược lại, nếu thư mang tính trang trọng, thường sẽ bắt đầu ngay vào nội dung công việc hoặc vấn đề cần trao đổi.
– Người viết dùng những yếu tố bổ trợ nào để phục vụ mục đích viết?
Các yếu tố bổ trợ cần được sử dụng một cách hiệu quả để bổ trợ cho mục đích viết: Dẫn chứng, yếu tố miêu tả, biểu cảm.
b. Lập dàn ý:
Câu hỏi:
@204396625427@
3. Viết:
– Khi viết thư, cần lưu ý tới cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp. Ngôn ngữ viết thư phụ thuộc vào mục đích viết cùng mối quan hệ giữa người gửi và người nhận.
– Dù viết thư cho một đối tượng nào, nhằm mục đích gì thì văn bản thư cũng đều cần thể hiện sự chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của người viết.
– Cách trình bày thông tin ở đầu thư và cuối thư phù thuộc vào hình thức thư được lựa chọn là thư thông thường hay thư điện tử.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện:
Sau khi hoàn thành, cần đọc lại bức thư và đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài cùng dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Các thao tác cần thực hiện là:
– Kiểm tra lại bố cục và nội dung: Đảm bảo rằng mỗi phần của bức thư được triển khai đầy đủ và phù hợp với yêu cầu trong dàn ý.
– Xem xét phong cách ngôn ngữ của văn bản, đặc biệt là cách sử dụng từ xưng hô, để đảm bảo tính thân mật hoặc trang trọng phù hợp với mục đích viết và mối quan hệ giữa người viết và người nhận.
– Tìm kiếm và chỉnh sửa các lỗi chính tả, cách dùng từ, cấu trúc câu; kiểm tra mạch lạc và sự liên kết giữa các đoạn văn trong toàn bộ bức thư.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây