Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội. SVIP
I. Định hướng
1. Khái niệm và yêu cầu
1.1. Bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội
Câu hỏi:
@205083706695@
– Ví dụ:
+ Bài phát biểu trong lễ phát động tháng thanh niên.
+ Bài phát biểu trong lễ phát động tết trồng cây.
+ Bài phát biểu trong lễ phát động "Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm".
– Một số lưu ý khi viết bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội:
+ Tìm hiểu rõ về thời gian, địa điểm tổ chức, mục tiêu và nội dung trọng tâm của buổi lễ.
+ Xác định đối tượng người nghe và tìm hiểu những đặc điểm của họ như độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mong muốn,...
+ Lên bố cục cho bài phát biểu, bao gồm phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc; lựa chọn và tổ chức các ý theo bố cục hợp lý. Nội dung cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng và có tính liên kết.
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp và cân nhắc chọn thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, video ngắn,... để làm nổi bật nội dung, giúp truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.
1.2. Thao tác lập luận bình luận
*Khái niệm:
Câu hỏi:
@205084143527@
=> Bình luận có vai trò khẳng định điều đúng đắn, chân thực, tích cực, có lợi; đồng thời phê phán những điều sai trái, yếu kém và lên án cái xấu, cái ác và hướng tới mục đích góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển và trở nên tốt đẹp hơn.
*Một số lưu ý khi muốn bình luận về một vấn đề:
– Cần xác định rõ đối tượng sẽ bình luận và trình bày những đặc điểm nổi bật của đối tượng đó một cách toàn diện, khách quan.
– Người viết đưa ra quan điểm bình luận của mình:
+ Cần làm rõ điều đúng đắn, tích cực, có ích; đồng thời phê phán, phản bác những gì sai lệch, tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu – với tinh thần trung thực và công bằng.
+ Nên tiếp cận từ nhiều phương diện khác nhau để thấy rõ bản chất và giá trị thực sự của vấn đề, tránh nhìn nhận một chiều hoặc mang tính áp đặt chủ quan.
+ Cần linh hoạt vận dụng các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, phản biện,... nhằm làm sáng tỏ lập luận và củng cố sức nặng cho ý kiến đưa ra.
2. Các bước thực hiện
* Chuẩn bị: Cần xác định rõ yêu cầu của đề bài và các yếu tố sau:
– Thời gian, địa điểm phát biểu.
– Nội dung trọng tâm cần trình bày trong bài phát biểu.
– Đối tượng hướng đến (người sẽ lắng nghe bài phát biểu).
– Mục đích hoặc lý do viết phát biểu.
– Công cụ hỗ trợ:
Câu hỏi:
@205084550117@
*Tìm ý, lập dàn ý:
– Việc tìm ý có thể thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao em lại tham gia buổi lễ phát động?
+ Cảm xúc của em như thế nào khi tham dự buổi lễ này?
+ Buổi lễ phát động có ý nghĩa gì?
+ Hoạt động được triển khai theo hình thức ra sao?
+ Em và các bạn khác có những đóng góp nào để buổi lễ phát động diễn ra thành công?
– Sau khi đã tìm được ý, tiến hành lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn và sắp xếp các ý theo bố cục gồm ba phần: phần mở bài, phần thân bài và phần kết bài.
*Viết bài:
– Tiến hành viết bài dựa trên dàn ý đã xây dựng.
– Cần lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và sử dụng các phương tiện hỗ trợ cần thiết để tăng tính hiệu quả; thể hiện thái độ chân thành, nghiêm túc cùng với mong muốn đóng góp vào sự thành công của buổi lễ phát động.
*Kiểm tra và chỉnh sửa:
HS có thể dựa vào bảng đánh giá dưới đây:
Phương diện kiểm tra, đánh giá | Yêu cầu cụ thể |
Nội dung | – Mở bài: Có giới thiệu được buổi lễ phát động phong trào hay không? – Thân bài: + Có đưa ra được những nội dung quan trọng của bài phát biểu (ý nghĩa của lễ phát động, cách thức triển khai thực hiện, đóng góp của bản thân em cũng như những bạn học sinh khác,...) hay không? + Có phát biểu được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân trong buổi lễ không? – Kết bài: Có khẳng định được lời kêu gọi sự chung tay góp sức trong lễ phát động không? |
Hình thức | – Bài viết có đầy đủ 3 phần chưa? Nội dung các phần có cân đối không? – Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận trong khi viết hay chưa? – Bài viết còn mắc những lỗi nào (lỗi về ý, dùng từ, đặt câu, chính tả, ngữ pháp,...)? |
Tự đánh giá | – Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ở mức nào? – Phần nào em thấy tâm đắc nhất trong bài viết của mình? Phần nào em thấy khó khăn nhất khi thực hành 4 bước trong tiến trình viết? |
II. Bài viết tham khảo
1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Ở Việt Nam, "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới (Tháng hành động) được triển khai từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 hàng năm (bắt đầu từ năm 2016). Tháng hành động đóng vai trò là chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới, mở đầu cho hàng loạt các hoạt động hưởng ứng với quy mô khác nhau trên cả nước. Mỗi năm một chủ đề, Tháng hành động đã góp phần mạnh mẽ trong việc thu hút sự quan tâm và tham gia của nhân dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới".
Năm nay, địa phương em có tổ chức một buổi lễ phát động để hưởng ứng Tháng hành động trên. Em được mời phát biểu tại buổi lễ với tư cách đại diện cho học sinh phổ thông của địa phương. Hãy viết bài phát biểu của mình.
*Chuẩn bị:
Câu hỏi:
@205085055116@
Câu hỏi:
@205085163344@
*Tìm ý:
– Lí do tham dự lễ phát động: Góp phần tuyên truyền về bình đẳng giới.
– Cảm xúc khi tham dự lễ phát động: Vinh dự.
– Mục đích của việc tuyên truyền về bình đẳng giới:
Câu hỏi:
@205085345313@
– Ý nghĩa của hành động: Nâng cao hiểu biết, nhận thức về quyền bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực đời sống. Bảo vệ quyền lợi và cơ hội phát triển của phụ nữ, trẻ em. Không chỉ vậy, đây còn là hành động thể hiện trách nhiệm cá nhân với cộng đồng.
– Cách thức tuyên truyền:
+ Treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại nơi công cộng, trường học, cơ quan.
+ Nêu gương những cá nhân tiêu biểu, câu chuyện truyền cảm hứng về vượt qua rào cản giới.
+ Đăng tải thông tin, hình ảnh, video lên báo chí, mạng xã hội, website của các tổ chức, cơ quan chức năng.
– Những việc học sinh có thể làm để giúp lễ phát động thành công:
+ Tham gia các cuộc thi vẽ tranh, viết văn, thiết kế khẩu hiệu về chủ đề bình đẳng giới.
+ Sáng tác truyện tranh, kịch ngắn, bài hát, thơ ca có nội dung giáo dục về bình đẳng giới.
2. Bài tập thao tác lập luận bình luận
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
a. Trong đoạn trích trên, tác giả bình luận về vấn đề gì?
Câu hỏi:
@205085638134@
b. Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
+ Tác giả nhấn mạnh kết nối mạng, các thiết bị di động chính là những cơ hội tiếp cận các công cụ giáo dục mới đối với trẻ em ở các quốc gia kém phát triển.
+ Tác giả chỉ ra những hoàn cảnh khó khăn mà ở đó, các thiết bị di động, mạng Internet phát huy được chức năng hữu hiệu của chúng đối với giáo dục.
=> Tác giả rất tích cực, cởi mở trong việc nhìn nhận, bình luận đánh giá những hiệu quả tích cực mà những thiết bị di động, mạng Internet đối với giáo dục.
c. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) bình luận về hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện kết nối mạng trong học tập của học sinh ở lớp hoặc trường của em.
– HS dựa trên kinh nghiệm cá nhân để viết đoạn văn, sao cho đảm bảo:
+ Về hình thức: Kết cấu, hình thức đoạn văn; ngữ pháp, chính tả tiếng Việt.
+ Về nội dung: Xoay quanh vấn đề trọng tâm của đề bài, đưa ra ý kiến trái chiều để bàn luận sâu sắc hơn, đề xuất các phương pháp khắc phục (nếu cần).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây