Trần Nguyễn Khánh Hân

Giới thiệu về bản thân

Hãy cười thật tươi cho hôm nay vì chưa chắc mai bạn sẽ cười tươi như vậy =) iu bạn
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

* Lợi ích: Năng lượng tái tạo từ biogas giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, giảm khí thải CO2 và các khí nhà kính khác. Biogas được sản xuất từ chất thải động vật và thực vật, giúp giảm ô nhiễm môi trường đồng thời cung cấp năng lượng sạch cho trang trại.

* Kế hoạch áp dụng:

- Xây dựng hệ thống biogas để xử lí chất thải động vật và thực vật, chuyển hóa chúng thành khí biogas sử dụng cho các hoạt động trong trang trại (như đun nấu, phát điện).

- Sử dụng phân bón hữu cơ từ quá trình phân hủy chất thải để cải thiện đất canh tác.

- Tổ chức đào tạo cho nhân viên trang trại về cách vận hành và bảo trì hệ thống biogas.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Quản lí tốt chất thải, nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

- Thực hiện tốt các biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh.

- Khuyến khích các hộ nuôi thuỷ sản tăng cường áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

- Hạn chế sử dụng kháng sinh, hoá chất, khuyến khích sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong phòng, trị bệnh cho thuỷ sản và xử lí môi trường.

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản.

* Tác động của việc xử lí chất thải: Chất thải từ động vật nếu không được xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm không khí, nước và đất, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh tật và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

* Quy trình xử lí chất thải:

- Thu gom và phân loại chất thải từ động vật (phân, nước tiểu, chất thải thực phẩm).

- Xử lí bằng phương pháp biogas hoặc composting để biến chất thải thành phân bón hữu cơ.

- Sử dụng hệ thống xử lí nước thải để lọc và làm sạch nước trước khi xả ra môi trường.

Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ.

- Thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thuỷ sản quý hiếm.

- Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những hình thức có tính huỷ diệt (sử dụng thuốc nổ, kích điện,...).

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.

a. Cách tìm chiếc kim khâu bị rơi trên thảm: dùng một nam châm di chuyển qua lại trên thảm. Vì kim khâu làm bằng thép nên khi nam châm di chuyển qua, nó sẽ bị nam châm hút lại.

b.

loading...

a. Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi cơ chế đóng mở khí khổng:

- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.

- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.

b. Khi đứng dưới bóng cây lại cảm thấy mát hơn khi đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng:

- Cây xanh có khả năng thoát hơi nước. Đứng dưới bóng cây có hơi nước thoát ra từ lá cây, có cây che bóng mát nên cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.

- Vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các loại mái sắt, thép, tôn nhựa lại thường có cơ chế bức xạ nhiệt trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hấp thụ nhiệt lớn.

Việc sử dụng các biện pháp chống nóng, chống rét cho cây có tác dụng điều khiển nhiệt độ thích hợp cho quá trình quang hợp. Ở một số loài cây, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cây ngừng quang hợp hoặc khô héo, giá rét và bị chết.

Ví dụ: chống nóng, chống rét cho cây mạ, cây cà chua, cây lạc,...

Không nên để rau, củ, quả trong ngăn đá của tủ lạnh vì trong rau, củ, quả đều chứa khá nhiều nước. Nếu để vào ngăn đá → nước sẽ đóng băng → tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào → rau, củ, quả chóng bị hỏng.

Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu, chúng ta nên để chúng vào tủ lạnh ở nhiệt độ 1 - 4 oC vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau, củ, quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 oC. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp có thể khiến rau, củ, quả đóng băng, nhanh bị hỏng.

Các yếu tố bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt chủ yếu là nước và nhiệt độ.

Muốn làm cho hạt nảy mầm trước hết phải ngâm hạt vào nước, tạo điều kiện cho hạt hô hấp tế bào, giải phóng năng lượng cho các hoạt động của hạt. Đồng thời, hạt nảy mầm cần có nhiệt độ thích hợp, không được lạnh giá.

Sau khi hút đủ nước và có nhiệt độ thích hợp, các tế bào chồi mầm và rễ mầm bắt đầu hoạt động và phát triển.

a. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Nguyên liệu chính của quang hợp: nước, khí carbon dioxide.

Sản phẩm chính của quang hợp: chất hữu cơ, khí oxygen.

b.

(1) Ánh sáng mặt trời

(2) Carbon dioxide

(3) Nước và chất khoáng

(4) Oxygen