BÙI HOÀNG KHANG

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của BÙI HOÀNG KHANG
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Đặc điểm của hai loại rừng nhiệt đới

- Rừng mưa nhiệt đới:

+ Hình thành: ở nơi mưa nhiều quanh năm.

+ Phân bố: lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á

+ Rừng rậm rạp, có 4 - 5 tầng.

- Rừng nhiệt đới gió mùa:

+ Phát triển ở những nơi có mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

+ Phân bố: Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,...

+ Phần lớn cây trong rừng rụng lá vào mùa khô.

+ Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.

b. Kiểu rừng nhiệt đới chiếm ưu thế ở Việt Nam: rừng nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm rừng nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam:

+ Đặc trưng hệ sinh thái: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô.

+ Trong rừng có nhiều cây dây leo và các loài động vật phong phú.

+ Rừng thường có 3 - 4 tầng cây.

a. thải khí thải từ các nhà mày làm ô nhiễm không khí, xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, săn bắt các động vật hoang dã làm giảm sự đa dạng sinh học,....

b. Một số loại rác thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp do con người đưa vào môi trường thiên nhiên:

- Rác thải sinh hoạt: Nhựa, giấy, kim loại, thực phẩm thừa, vải, rác thải điện tử.

- Rác thải nông nghiệp: Thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải hữu cơ.

- Rác thải công nghiệp: Chất thải hóa học, rác thải nguy hại, phế liệu kim loại, rác thải điện tử.

a. Phân bố dân cư trên thế giới

Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên.

- Nơi dân cư đông đúc: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn), giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển.

b. Hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh:

- Kinh tế:

+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.

+ Sản xuất phát triển chậm.

- Đời sống, xã hội: 

+ Khó khăn trong nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.

+ Xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, gánh nặng về y tế, giáo dục,…

- Môi trường: 

+ Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt.

+ Môi trường suy thoái, ô nhiễm.


a. Đặc điểm của rừng nhiệt đới

Rừng nhiệt đới trải dài từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và Nam, với đặc trưng khí hậu:

- Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C.

- Lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm. 

- Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi địa y bám trên thân cây.

- Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi (khỉ, vượn,...), nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ,...

b. Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới:

- Trồng cây xanh và bảo vệ rừng:

+Tham gia hoặc kêu gọi mọi người trồng cây xanh, phủ xanh đất trống.

+ Không chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ hệ sinh thái rừng.

- Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ gỗ tự nhiên: 

+ Sử dụng sản phẩm gỗ có chứng nhận khai thác bền vững.

+ Ưu tiên dùng vật liệu thay thế như tre, nứa, nhựa tái chế.

- Tiết kiệm giấy, tái chế và tái sử dụng: 

+ In hai mặt, hạn chế dùng giấy khi không cần thiết.

+ Thu gom giấy vụn để tái chế, tránh lãng phí tài nguyên rừng.

- Bảo vệ động vật hoang dã: 

+ Không săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.

+ Không mua sản phẩm từ động vật hoang dã (da thú, sừng tê giác, vảy tê tê,...)

- Nâng cao nhận thức và tuyên truyền về bảo vệ rừng: 

+ Chia sẻ kiến thức về tầm quan trọng của rừng nhiệt đới.

+ Tham gia các chương trình, chiến dịch bảo vệ rừng.

- Hạn chế sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm: 

+ Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Giảm rác thải nhựa, không xả rác bừa bãi.

a. Chuyển biến cơ bản về kinh tế của người Việt cổ dưới ách cai trị, đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc:

- Nông nghiệp có sự chuyển biến về phương thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành

- Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

- Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…

- Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.

- Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

b. Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay:

- Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.

- Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.

- Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.

a. Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được. Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

b. Không Trăng: khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không thấy Mặt Trăng, đó là ngày không Trăng.

Trăng lưỡi liềm: khi chỉ một phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng quay về phía Trái Đất thì ta thấy Trăng lưỡi liềm.

Trăng tròn: Khi Mặt Trăng ở phía ngược lại với Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất, ta thấy một Mặt Trăng tròn.

a. Khi vật chuyển động trong môi trường thì lực ma sát giữa vật và môi trường xuất hiện, cản trở chuyển động của vật. Lực đó được gọi là lực cản của môi trường (nước, không khí).

b. Các ví dụ về lực cản môi trường:

- Một chiếc ô tô chuyển động sẽ chịu lực cản của không khí, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của ô tô.

- Một con cá chuyển động trong nước sẽ chịu lực cản của nước, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của con cá.

- Một người nhảy dù thì người và dù sẽ chịu lực cản của không khí, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của người và dù. Lực cản của không khí giúp người nhảy dù rơi xuống đất chậm và an toàn.

a. Vai trò của động vật:

* Vai trò với tự nhiên:

- Là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.

- Giúp cải tạo đất. Ví dụ: giun đất, dế, bọ hung,…

- Giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.

* Vai trò với con người:

- Cung cấp thức ăn (bò, lợn, gà,…)

- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (cừu, ong,…)

- Làm đồ mĩ nghệ, trang sức (ốc, trai,…)

- Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh.

- Tiêu diệt sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng.

- Phục vụ nghiên cứu, học tập, thử nghiệm thuốc chữa bệnh.

b. Tác hại của động vật:

- Giun, sán kí sinh gây bệnh cho người (sán chó, sán lá gan,...).

- Gây hại cho vật nuôi (Ve, rận kí sinh trên chó, mèo,...).

- Trung gian truyền bệnh (muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét).

- Phá hoại mùa màng (ốc bươu vàng hại lúa,...).

​Thuật toán có cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của việc lặp lại quá trình kiểm tra số lượng vở trong cặp nhiều lần. Vì vậy em phải sử dụng sơ đồ khối mô tả cấu trúc lặp đó.

Em có thể tham khảo sơ đồ sau đây:

loading...

Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ có dạng:

  1. - Kiểm tra một điều kiện.
  2. - Nếu điều kiện đúng thì thực hiện nhiệm vụ 1.
  3. - Nếu điều kiện sai thì thực hiện nhiệm vụ 2.​

Ví dụ:

Nếu như hôm nay là thứ 7 hoặc CN thì Hoàng ở nhà, nếu không thì Hoàng đi học.

Trong ví dụ trên ta có thể thấy:

  1. - Điều kiện kiểm tra: Hôm nay là thứ mấy?
  2. - Nếu điều kiện hôm nay là thứ 7 hoặc CN đúng thì thực hiện nhiệm vụ 1: Hoàng ở nhà.
  3. - Nếu điều kiện hôm nay là thứ 7 hoặc CN sai thì thực hiện nhiệm vụ 2: Hoàng đi học