Nguyễn Thị Bích Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Bích Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu1: Luận đề : vẻ đẹp của thiên nhiên, sự hướng thiện, và mối quan hệ hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Câu2: Câu văn: “Cái đẹp của thiên nhiên không chỉ đánh thức mĩ quan mà còn khơi dậy nhận thức, suy nghĩ tích cực của ông Diểu về vẻ đẹp của chính nó.”

Câu3: Nhan đề khái quát nội dung chính của văn bản, tập trung vào vẻ đẹp của thiên nhiên, sự thức tỉnh lương tri và hành trình hướng thiện của con người. Nhan đề gợi mở ý nghĩa sâu sắc, nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong việc đánh thức nhận thức và nâng cao giá trị nhân văn.

Câu4: Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê: chim xanh, gà rừng, khỉ, sự hùng vĩ của núi non, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh,...

Tác dụng: Tăng tính sinh động hấp dẫn biểu cảm cho văn bản

Nhấn mạnh: nhấn mạnh sự tổn thương mà con người gây ra,sự đan xen giữa cái đẹp và bi kịch, từ đó làm nổi bật sự thức tỉnh của nhân vật trước giá trị của thiên nhiên.

Câu5: Người viết văn bản Cái đẹp trong truyện ngắn Muối của rừng có mục đích làm nổi bật ý nghĩa của cái đẹp trong việc thức tỉnh nhận thức và lương tri con người. Qua đó, người viết khơi gợi ý thức yêu quý, bảo vệ thiên nhiên và trân trọng sự hài hòa giữa con người với tự nhiên. Quan điểm của người viết nhấn mạnh rằng cái đẹp không chỉ gợi cảm xúc thẩm mỹ mà còn có khả năng cảm hóa con người, giúp họ nhận ra giá trị của sự sống và hướng thiện. Tình cảm trong văn bản thể hiện sự yêu mến thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của tạo hóa và niềm tin vào sự thay đổi tích cực trong tâm hồn con người khi tiếp xúc với cái đẹp.

 

Văn bản Cái đẹp trong truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện một quan niệm sâu sắc về vẻ đẹp trong cuộc sống. Cái đẹp ở đây không phải là vẻ hào nhoáng bề ngoài, mà là sự giản dị, chân thực và ý nghĩa nằm trong sự hy sinh, lao động bền bỉ và tình yêu thương giữa con người với nhau cũng như với thiên nhiên. Hình ảnh ông Tám , người gùi muối qua những con đường rừng núi hiểm trở ,vừa biểu tượng cho tinh thần lao động kiên cường, vừa khắc họa triết lý sống cao cả, cái đẹp không chỉ nằm trong kết quả mà còn ở quá trình dâng hiến, sẻ chia.Tính thuyết phục của văn bản được tạo nên từ ngôn từ mộc mạc nhưng đầy sức gợi, cách miêu tả giàu chất thơ và triết lý nhân sinh sâu sắc. Nguyễn Huy Thiệp không chỉ vẽ lên bức tranh núi rừng hùng vĩ, mà còn truyền tải một thông điệp nhân văn: trong sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, cái đẹp trở nên vĩnh cửu. Qua đó, văn bản khơi gợi ở người đọc sự trân trọng đối với những giá trị đời thường, những điều nhỏ bé nhưng mang ý nghĩa lớn lao. Chính sự giản dị và chân thành này làm nên sức hút và tính thuyết phục mạnh mẽ của tác phẩm.