

Hoàng Ánh Nhật
Giới thiệu về bản thân



































câu 2:
Trong cuộc sống, lòng tốt được xem như một trong những phẩm chất quý giá của con người. Nó không chỉ thể hiện sự sẻ chia, cảm thông mà còn là sức mạnh có thể chữa lành những vết thương tinh thần.Tuy nhiên, lòng tốt cần phải đi kèm với sự sắc sảo, nếu không, nó có thể trở nên vô nghĩa. Câu nói "Lòng tốt của con người có thể chữa lành các vết thương nhưng lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số 0 tròn chỉnh" đã phản ánh sâu sắc về vấn đề này.Không phải lúc nào lòng tốt cũng đủ để giải quyết mọi vấn đề. Đôi khi, để thành công trong cuộc sống, lòng tốt cần phải kết hợp với sự sắc sảo và thông minh.
Lòng tốt được định nghĩa thế nào? Đó là một khái niệm bao quát không chỉ ở hành động mà còn là thái độ, biểu cảm…của một cá nhân làm ấm lòng người khác. Lòng tốt là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ vật chất hoặc tinh thần đối với những người xung quanh. Lòng tốt mang nhiều giá trị xây dựng cộng đồng văn minh, đẩy lùi tệ nạn làm ảnh hưởng nề nếp, thể hiện lòng nhân đạo của con người. Nhiều người có thể định nghĩa lòng tốt ở biểu hiện thường thấy nhất đó là những hành động, câu nói, cử chỉ của một người hoặc một tập thể cho họ cái ăn, cái mặc, khích lệ tinh thần họ để cảm thấy cuộc sống này bớt khó khăn và ý nghĩa hơn.
Tuy nhiên, lòng tốt không thể đơn giản chỉ là hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ. Nó cần được thực hiện một cách khôn ngoan và đúng lúc. Sự sắc sảo trong lòng tốt thể hiện ở chỗ người ta phải hiểu rõ tình huống, nắm bắt được cảm xúc của người khác để có thể đưa ra hành động phù hợp. Chẳng hạn, đôi khi một lời khuyên vô tình có thể khiến người khác cảm thấy tổn thương hơn là được giúp đỡ. Lòng tốt mà thiếu sự nhạy cảm có thể dẫn đến những hiểu lầm và phản ứng trái ngược.
Ngoài ra, lòng tốt cũng cần có giới hạn. Việc giúp đỡ người khác một cách mù quáng, không suy xét đến hoàn cảnh thực tế có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Chúng ta có thể trở thành "người hùng" trong mắt ai đó nhưng lại làm hại chính bản thân mình hoặc gây ra những tác động tiêu cực cho người khác. Do đó, lòng tốt cần phải đi kèm với sự suy nghĩ, nhận thức rõ ràng về hậu quả của hành động.
Lòng tốt có thể là một ngôi nhà cho người già neo đơn, cả đời tìm mái ấm cho mình mà có lẽ tự thân họ không thể làm được. Lòng tốt cũng có thể là một lời an ủi, một cái nắm tay, một cái ôm nhẹ ấm lòng trong lúc một người cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng nhất. Lòng tốt được coi là một đức tính được công nhận là giá trị trong nền văn hóa, tôn giáo có khuynh hướng đem lại lợi ích cho người khác, nó xuất hiện ở khắp nơi, không phân biệt văn hóa vùng miền, dân tộc nào, nó có thể xuất hiện ở tất cả mọi người.
Một phần sự thật, một phần do báo chí “bẩn” tiêm nhiễm, chắc các bạn đã từng đọc bài viết: Tôi thấy một bà cụ bị ngã, tôi chạy lại giúp đỡ bà đứng lên thì lại bị ăn vạ; Nhìn thấy người gặp tai nạn, giúp bệnh nhân đưa vào bệnh viện, bị gia đình người đó bắt đền…Kiểu làm phước phải tội khiến các bạn trở nên cảnh giác hơn. Có lẽ cũng có câu chuyện có thật ngoài đời, và cũng là do truyền thông dẫn dắt khiến mọi người cảm thấy chuyện đó rất phổ biến trong đời sống mà e ngại. Câu chuyện về lòng tốt ngày càng ít được tôn vinh, nhưng cái xấu lại lan truyền rất nhanh và rất nhiều. Đó cũng là một lí do khiến lòng tốt bị méo mó và thu hẹp.
Lòng tốt có thể chữa lành các vết thương: xoa dịu, hàn gắn những nỗi đau về tâm hồn và thể xác của con người, đem đến cho bạn niềm vui và niềm tin về cuộc sống. Thật tuyệt khi ta đang chán nản, cảm thấy cuộc sống quá vội vã, quá nhiều bất công, cảm thấy nhiều việc muốn làm những lại bất lực, thì bỗng có người trợ giúp cho dù có thể là một tin nhắn động viên, tâm sự giúp ta giải tỏa nỗi âu lo, hoặc một số tiền giúp bạn phụ mẹ đóng tiền viện phí khi chưa biết xoay sở số tiền ở đâu. Những điều đó làm bạn vui hơn, tốt hơn và cũng đồng thời củng cố lòng tốt của chính bạn. Được giúp đỡ và trả ơn lại cho đời bằng cách giúp đỡ những người khác. Thế nhưng lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo: lòng tốt cần phải đi cùng với lí trí tỉnh táo, nhận thức sáng suốt về đối tượng cần giúp đỡ và cách thức giúp đỡ, nêú không sẽ trở thành vô ích. Bạn có thể lo lắng thay người khác nhưng cũng cần tỉnh táo để nhận ra lúc nào họ thực sự cần giúp đỡ, nhất là về tiền bạc, bởi nếu bạn giúp đỡ người ta mãi cũng chỉ khiến người ta lợi dụng bạn, người ta trở nên lười lao động, trở thành một diễn viên biết khóc thì thật không công bằng với chính bạn.
Giúp đỡ người khác cần đúng cách thức, đúng lúc. Sau cơn bão khiến căn nhà tan hoang, thức ăn cũng hư hại, thì một gói xôi khi đói cần thiết hơn tiền bạc mà không có nơi dùng. Trái lại, khi đang cần tiền để lo trả viện phí hoặc một năm làm ăn thất bát, món nợ ngân hàng khổng lồ vẫn chưa thể trả lãi, thì số tiền lại là sự cần thiết hơn ngàn lời nói suông. Với những thứ vượt quá khả năng của bạn, thì bạn có thể lựa chọn ưu tiên trợ giúp cho những điều quan trọng nhất, trước tiên là giữ tính mạng, sau đó là người già, trẻ em cơ nhỡ, người khuyết tật, những người thực sự mất đi khả năng tự lo cho cuộc sống, rộng ra là những người xung quanh bạn, động vật bị bỏ rơi, thậm chí là người thân trong gia đình, những người thực sự cần giúp đỡ mà bạn bỏ quên. Lòng tốt đâu xa, trước hết từ việc sống và đối xử tử tế với mọi thứ xung quanh mình đúng không?
Đôi khi bạn sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc để giúp đỡ ai đó và bạn phát hiện người ta không hề cảm kích mà coi đó là lẽ đương nhiên, coi bạn là đồ ngốc, bạn phát hiện ra đồng tiền mình không nỡ tiêu thành chiếc váy người khác mặc trên người, đem đi làm đồ khoe mẽ. Chính vì những kẻ sâu mọt, lợi dụng lòng tốt đã khiến người ta mỗi khi muốn làm việc tốt đều lo sợ mình bị lợi dụng, lòng tốt bắt đầu cạn kiệt. Đừng vì những thông tin, đừng vì những kẻ xấu mà bạn đánh mất lòng tốt, biến mình thành kẻ đa nghi. Nếu chúng ta “sắc sảo”, tỉnh táo nhìn nhận mọi việc, thì chúng ta vẫn thể sống với lòng tốt của chính mình. Trước tiên, đừng nghĩ tới những hoàn cảnh khó khăn xa xôi, xung quanh ta chắc chắn vẫn còn nhiều người cần giúp đỡ. Giúp đỡ một lần và xác đáng, có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu kĩ trước khi ra quyết định trợ giúp lớn. Thông qua các tổ chức hoặc người đáng tin để gửi gắm nhờ cậy tiền bạc. Bạn cũng cần học cách kiên quyết, không mềm lòng, không dễ dàng tha thứ với những kẻ có dấu hiệu lợi dụng lòng tốt, những kẻ lười nhác nhưng chăm khóc lóc kể lể.
Ngày nay, lòng tốt là con dao hai lưỡi, có thể giúp người mà cũng có thể hại người, thật khó tin nhưng lại có thật. Lòng tốt của bạn thêm phần sắc sảo – được ví như một gáo nước lạnh làm bừng tỉnh cho nhiều người có lòng tốt nhưng phải chọn lọc.
Lòng tốt luôn quan trọng, đôi khi cho đi cũng là để nhận lại, không phải mong nhận lại cái chúng ta đã từng cho, mong sự báo đáp, mà nhận lại trước tiên là sự an yên trong tâm hồn mỗi người. Sự tử tế làm cho tâm hồn mỗi người nở hoa, do vậy, đừng vì từng bị chà đạp mà trở nên khô cằn lòng tốt. Hiểu về lòng tốt và biết cách đặt ra giới hạn sẽ khiến chúng ta được tôn trọng, không bị lợi dụng và không gây ra điều xấu cho xã hội. Biết giữ gìn lòng tốt một cách thông minh để câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” được vang mãi muôn đời.