

VŨ CẨM LINH
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1: Thể thơ được sử dụng trong bài là thể thơ tự do. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự. Câu 3: 5 hình ảnh, dòng thơ khắc họa kỉ niệm với trường cũ: “Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay” “Một lớp học buâng khuâng màu xanh rủ” “Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm” “Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi / Với lại bảy chú lùn rất quấy!” “Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên / Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ” Nhận xét: Những kỉ niệm ấy vừa hồn nhiên, trong trẻo vừa gợi nhung nhớ sâu sắc, thể hiện một thời học sinh gắn bó, tinh nghịch và đầy cảm xúc. Câu 4: Trong câu “Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và nhân hóa. Phân tích: Câu thơ gợi âm thanh tiếng ve vang vọng giữa mùa hè. “Xé đôi hồ nước” vừa là hình ảnh gợi tả sinh động, vừa thể hiện sự tác động mạnh mẽ của âm thanh ve vào không gian và tâm trạng. Nó cũng báo hiệu sự chia tay tuổi học trò, như một lời “tiên tri” về sự trưởng thành. Câu 5: Hình ảnh ấn tượng nhất: “Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên” Vì sao: Hình ảnh này gợi cảm xúc luyến tiếc, xót xa khi ngoảnh lại quá khứ mà không còn thấy dấu vết của những ngày đầu yêu thương, ngây thơ. “Chiếc lá đầu tiên” là biểu tượng cho những điều đầu đời đẹp đẽ, nay đã trôi qua vĩnh viễn.
Câu 1
Bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm là những dòng hồi ức đầy cảm xúc về tuổi học trò. Nội dung bài thơ gợi lại những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên với bạn bè, thầy cô, sân trường, lớp học và cả tình yêu đầu đời. Từ những hình ảnh quen thuộc như phượng hồng, tiếng ve, trái bàng… bài thơ làm sống lại cả một thời thanh xuân tươi đẹp mà ai cũng từng trải qua. Về nghệ thuật, bài thơ được viết theo thể tự do, câu chữ mềm mại, cảm xúc chân thật. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh gợi tả cùng biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ... để tạo cảm xúc sâu lắng cho người đọc. Giọng thơ khi thì da diết, lúc lại hài hước, tinh nghịch, thể hiện rõ sự tiếc nuối, bồi hồi khi nhớ về quá khứ. “Chiếc lá đầu tiên” không chỉ là nỗi nhớ riêng của nhà thơ mà còn là tiếng lòng chung của bao người khi nghĩ về thời học trò đã qua
Câu 2
Câu nói: “Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch không chết đùa mà chết thật” khiến em rất suy nghĩ. Nó cho thấy rằng đôi khi con người làm những việc tưởng chừng như vô hại, nhưng lại gây hậu quả rất nghiêm trọng cho người khác
Nhiều bạn nhỏ ném đá chỉ để đùa, không nghĩ gì nhiều. Nhưng với những con ếch, đó là chuyện sống chết.
Qua đó, câu nói nhắc chúng ta rằng: không phải lúc nào niềm vui của mình cũng vô hại. Có khi một hành động nhỏ cũng khiến người khác tổn thương. Trong cuộc sống, đôi khi vì lời nói bông đùa, một hành động vô ý mà ta làm người khác buồn, tổn thương hoặc bị tổn thất mà mình không hề biết.Câu nói cũng nhắc em cần sống có suy nghĩ và biết quan tâm tới cảm xúc của người khác. Trước khi làm gì, hãy nghĩ xem điều đó có thể ảnh hưởng ra sao. Có thể mình thấy vui, nhưng người khác lại không thấy như vậy.
Tóm lại, từ một câu nói tưởng chừng đơn giản, em học được bài học về sự cẩn trọng trong lời nói, hành động và biết sống nhân ái hơn. Hãy luôn nghĩ đến hậu quả và đừng để sự vô tâm của mình làm tổn thương người khác.