

Lưu Đỗ Thuận
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 :
Bài làm
“Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua.” Câu nói của Eleanor Roosevelt nó đã nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của sự lựa chọn trong cuộc sống con người. Mỗi quyết định, dù lớn hay nhỏ, đều góp phần hình thành con người ta trong hiện tại và tương lai. Lựa chọn đúng đắn có thể mở ra cánh cửa dẫn đến thành công, hạnh phúc nhưng ngược lại, lựa chọn sai lầm có thể dẫn đến hối tiếc và tổn thương. Tuy nhiên, không có lựa chọn nào là hoàn hảo tuyệt đối. Điều quan trọng là con người cần học cách chịu trách nhiệm với quyết định của mình, dũng cảm sửa sai và không ngừng học hỏi để trưởng thành. Cuộc sống là một hành trình đầy thử thách, và sự lựa chọn chính là bản lĩnh, là dấu ấn cá nhân của mỗi người. Vì vậy, hãy suy nghĩ chín chắn, lắng nghe trái tim và lý trí để đưa ra những lựa chọn đúng đắn, tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 2
Bài làm
Trong văn học, nghệ thuật kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải tư tưởng, cảm xúc và làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm. Trong đoạn trích "Lụm còi " ở phần đọc hiểu đã thể hiện rõ nét tài năng kể chuyện của tác giả qua nhiều phương diện đặc sắc.
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể lại câu chuyện từ góc nhìn của nhân vật "tôi", khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thật hơn giúp người đọc dễ dàng đồng cảm. Nhân vật “tôi” là một đứa trẻ đang trong giai đoạn tìm kiếm bản thân và cảm giác yêu thương, qua đó phản ánh rõ nét sự bối rối, mâu thuẫn trong nội tâm của cậu
Nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả là xây dựng nhân vật. Nhân vật “tôi” lúc đầu muốn thể hiện sự trưởng thành nhưng sau cuộc gặp gỡ với thằng Lụm, một đứa trẻ mất cha mẹ , nhân vật “tôi” dần nhận ra giá trị của tình yêu thương gia đình. Tác giả không chỉ khắc họa được sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật mà còn cho thấy sự tương phản sâu sắc giữa “tôi” và Lụm. Thằng Lụm, dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, nhưng vẫn không ngừng cố gắng kiên trì điều này đã giúp chạm đến trái tim người đọc .
Nghệ thuật đối thoại cũng được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế , qua những lời độc thoại giữa “tôi” và Lụm, giúp người đọc thấy được sự khác biệt giữa suy nghĩ và cảm xúc của hai đứa trẻ , trong cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ta có thể nhìn thấy sự tự nhận thức của nhân vật "tôi" khi dần nhận ra rằng việc bỏ nhà đi không phải là sự giải thoát mà là một sai lầm. Tình huống này đã làm nổi bật thông điệp sâu sắc của câu chuyện gia đình là nơi ta luôn thuộc về, là nơi ta tìm thấy tình yêu thương, sự che chở dù có trải qua bao nhiêu khó khăn.
Cuối cùng, kết thúc của câu chuyện là hình ảnh “tôi” quay trở về, cảm thấy ân hận và gọi Lụm là “anh”, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ của nhân vật chính. Đoạn văn không chỉ mang đến một thông điệp về tình cảm gia đình mà còn thể hiện sự hoàn thiện nhân cách của mỗi con người qua những lựa chọn, những sự nhận thức đúng đắn về cuộc sống.
Nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích "Lụm Còi" là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhân vật, ngôn ngữ và cảm xúc, khiến câu chuyện vừa chân thực, vừa cảm động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Câu 1 : Ngôi kể được sử dụng là ngôi 1 , nhân vật xưng" tôi "
Câu 2 : - Thời gian: Diễn ra vào buổi tối
- Không gian: Trên đường, khi nhân vật “tôi” đang ngồi trong xe
Câu 3 : Thằng Lụm mong được ba mẹ đánh như nhân vật “tôi” vì Lụm không có cha mẹ ,đối với Lụm đó là dấu hiệu của sự quan tâm, yêu thương từ gia đình .
Câu 4 :Việc đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi trong nhận thức, từ thái độ coi thường sang thấu hiểu, cảm thông và kính trọng Lụm vì Lụm là một người bạn có hoàn cảnh đáng thương và trưởng thành sớm trong cuộc sống.
Câu 5 : Em không hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Vì gia đình là nơi yêu thương, chở che cho chúng ta . Tuy việc sống cuộc đời mình muốn là cần thiết, nhưng không nên đánh đổi sự gắn kết gia đình để đạt được điều đó.
Câu 1 :
Bài làm
Các di tích lịch sử là 1 thứ quý báu đối với người dân đất nước chúng ta , đó được coi là dấu ấn cho một dấu mốc lịch sử quan trọng trong thời kì chiến tranh của đất nước , tuy nhiên trong thời đại xã hội công nghệ phát triển có nhiều di tích đã bị xuống cấp trầm trọng và dần mất đi giá trị của chúng vì vậy chúng ta cần có những biện pháp để bảo vệ và phát huy giá trị các di tích . Hiện nay có nhiều di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng trở nên hỏng hóc và có thể bị phá hủy.Những di tích bị xuống cấp có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng có thể kể đến như sự bào mòn của thời gian , nhiều người không có ý thức giữ gìn, vô ý thức phá hoại . Việc đó có thể gây ra nhiều hậu quả vì vậy ta cần có những biện pháp khắc phục như tăng cường tuyên truyền cho cộng đồng , giáo dục cộng đồng về ý thức giữ gìn các di tích lịch sử, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, tu bổ và phục dựng các di tích bị hư hại , cần có hình phạt nghiêm khắc với những hành vi xâm phạm, phá hoại di tích , kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch để phát huy giá trị văn hóa,lịch sử của di tích . Mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn những di tích lịch sử do cha ông để lại , là gốc rễ , bản sắc dân tộc và là niềm tự hào của chúng ta .
Câu 2
Bài làm
Bài thơ " Mùi cơm cháy" của tác giả Vũ Tuấn là một tác phẩm nói về tiếng lòng da diết của người con nhớ về quê hương, tuổi thơ và cội nguồn dân tộc của mình .
Hình ảnh "mùi cơm cháy" xuất hiện xuyên suốt bài thơ , tưởng chừng là một hình ảnh rất quen thuộc và bình dị trong bữa cơm đã được tác giả khéo léo biến nó thành biểu tượng của tình cảm gia đình, của những năm tháng tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp tình thương , mùi cơm ấy giúp tác giả nhớ lại những ngày thơ bé bên bếp lửa, bên mẹ, bên quê nhà thân thuộc .
Khi trưởng thành phải đi xa, dù “đôi chân con đi khắp miền Tổ quốc” , người con vẫn luôn mang theo trong mình nỗi nhớ quê hương tha thiết ,nơi không hương vị nào có thể so sánh được ,đó là nơi có “nắng, có mưa”, có những “lời mẹ ru”, có cả mồ hôi của cha, có cánh đồng mùa gặt và ánh trăng vàng bên sông .
Những hình ảnh ấy khắc sâu trong tâm trí của tác giả , trở thành nguồn gốc hình thành tình yêu nước, lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc .
Qua đó, nhà thơ muốn nhắn nhủ cho người đọc hiểu rằng tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị nhất, từ kỷ niệm tuổi thơ và những giá trị truyền thống . Bài thơ trên là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc muốn giúp người đọc có biết trân trọng hơn những điều giản dị nhưng thiêng liêng của ký ức tuổi thơ và tình yêu đối với đất nước.
Câu 1 : văn bản trên là văn bản thuyết minh
Câu 2 : Đối tượng thông tin muốn đề cập là Cố Đô Huế
Câu 3 : Câu văn trình bày thông tin theo rõ ràng, mạch lạc và theo trình tự thời gian
Câu 4 : Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng là hình ảnh Hoàng Thành Huế. Hình ảnh này giúp người đọc dễ hình dung, tăng tính trực quan và sinh động cho nội dung văn bản
Câu 5 : Mục đích của văn bản là giới thiệu và cung cấp thông tin về Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới
-Nội dung văn bản trình bày giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc và vai trò của Cố đô Huế đối với Việt Nam và thế giới.
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)
Bài thơ Bến đò ngày mưa gợi lên một cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn hiu hắt, lặng lẽ của cảnh vật và con người trong ngày mưa vắng vẻ. Tác giả miêu tả khung cảnh bến đò bằng những hình ảnh quen thuộc của làng quê như tre, chuối, thuyền, quán hàng… nhưng tất cả đều thấm đượm vẻ u sầu, ướt lạnh. Cơn mưa kéo dài khiến cảnh vật trở nên tĩnh lặng, mỏi mệt và cô đơn. Cảm xúc ấy được thể hiện qua cách dùng từ, nhịp thơ chậm rãi, đều đều như tiếng mưa rơi mãi không dứt. Chủ đề của bài thơ là sự gợi nhớ một không gian làng quê giản dị nhưng đầy xúc cảm, nơi con người và thiên nhiên như cùng chia sẻ một tâm trạng u buồn, trầm lắng. Qua đó, bài thơ không chỉ ghi lại khoảnh khắc một ngày mưa mà còn khơi gợi những rung động sâu xa trong lòng người đọc về vẻ đẹp và nỗi cô quạnh của cuộc sống thường nhật nơi thôn quê.
Câu 2 (4 điểm): Bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ)
Quê hương luôn là điểm tựa tinh thần thiêng liêng đối với mỗi con người. Đó không chỉ là nơi ta sinh ra, lớn lên mà còn là cội nguồn của tình yêu thương, ký ức và bản sắc cá nhân. Ý nghĩa của quê hương không chỉ nằm ở giá trị vật chất mà sâu sắc hơn là giá trị tinh thần, văn hóa và cảm xúc mà nó mang lại cho con người suốt cuộc đời.
Quê hương là nơi gắn bó với tuổi thơ của mỗi người – nơi có tiếng ru của mẹ, bóng dáng của cha, những trò chơi tuổi nhỏ, con đường đến trường, dòng sông, cánh đồng, và cả những buổi trưa nắng cháy hay cơn mưa rào bất chợt. Mỗi kỷ niệm gắn với quê hương đều in sâu trong tâm trí, trở thành một phần không thể tách rời trong tâm hồn. Khi rời xa quê hương, người ta mới cảm nhận rõ hơn giá trị của nó. Quê hương là nơi để nhớ về, để trở lại khi mỏi mệt, để tìm lại chính mình giữa dòng đời xô bồ.
Bên cạnh đó, quê hương còn góp phần hình thành nhân cách và bản sắc con người. Những phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử của quê hương là những điều ta mang theo suốt cuộc đời. Yêu quê hương là yêu những điều mộc mạc, bình dị, là biết trân trọng những gốc rễ hình thành nên con người mình hôm nay.
Tóm lại, quê hương có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với mỗi cá nhân. Giữa cuộc sống hiện đại hối hả, biết yêu quê hương, gìn giữ và quay về với nguồn cội chính là cách để con người sống sâu sắc và trọn vẹn hơn.
Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là thơ bốn chữ.
Câu 2. Đề tài của bài thơ là miêu tả cảnh bến đò vào một ngày mưa vắng vẻ, thưa thớt người qua lại.
Câu 3. Một biện pháp tu từ ấn tượng là nhân hoá – ví dụ: “Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa”. Hình ảnh này khiến cây chuối như mang tâm trạng con người, góp phần thể hiện không khí u buồn, mỏi mệt của cảnh vật ngày mưa.
Câu 4.
Tác giả miêu tả bến đò qua hình ảnh: tre rũ rợi, chuối bơ phờ, dòng sông rào rạt, con thuyền đậu trơ vơ, bến vắng, quán hàng không khách, bác lái hút điếu, bà hàng ho sặc sụa, người đi chợ đội thúng, bến lại lặng trong mưa.
Những hình ảnh đó gợi cảm giác buồn bã, lạnh lẽo, cô đơn và thưa vắng.
Câu 5.
Bài thơ gợi lên tâm trạng hiu hắt, cô đơn và một nỗi buồn man mác trước khung cảnh bến đò ngày mưa vắng vẻ, như một nốt trầm trong dòng đời thường nhật.