TRẦN MAI PHƯƠNG

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của TRẦN MAI PHƯƠNG
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Đất nước có được nền hòa bình ngày hôm nay, không biết bao cha anh đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng trong số những người anh hùng như vậy. 

Anh Kim Đồng là người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ, lòng dũng cảm, trung kiên với Tổ quốc.

Trong lịch sử nước ta, có rất nhiều chiến công oanh liệt, nhưng em ấn tượng nhất với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Đây là trận đánh đánh dấu sự thất bại thảm hại của quân Nguyên - Mông xâm lược, bảo vệ bờ cõi nước ta.

Năm 1288, sau nhiều lần bị quân dân nhà Trần đánh bại, tướng giặc Thoát Hoan quyết định rút quân về nước. Nhưng tướng Ô Mã Nhi lại dẫn thủy quân theo sông Bạch Đằng để rút lui. Biết trước điều này, Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị một kế hoạch đầy mưu trí.

Ông cho quân mai phục hai bên bờ sông và bí mật đóng những cọc gỗ lớn, nhọn hoắt dưới lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều dâng cao, những cây cọc này chìm xuống, không ai phát hiện được. Sau đó, Trần Quốc Tuấn cho quân mai phục chờ đợi.

Đúng như dự đoán, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào cửa sông, quân Trần cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua trận, rút lui. Quân giặc hò reo đuổi theo. Đúng lúc ấy, nước triều bắt đầu rút mạnh. Những cọc gỗ nhọn dần lộ ra, hàng loạt thuyền chiến của quân Nguyên - Mông bị mắc kẹt và vỡ nát. Khi đó, quân ta từ hai bên bờ xông ra, dùng cung tên và hỏa công tấn công dữ dội.

Quân địch hoảng loạn, kẻ bị tiêu diệt, kẻ bị bắt sống, trong đó có cả tướng Ô Mã Nhi. Trận đánh kết thúc với chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần.

Chiến thắng Bạch Đằng không chỉ đập tan âm mưu xâm lược của giặc mà còn thể hiện tài thao lược xuất sắc của Trần Quốc Tuấn. Nhờ có ông, đất nước ta mới giữ vững được độc lập. Khi học về trận chiến này, em vô cùng khâm phục trí tuệ và lòng dũng cảm của ông.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.