PHẠM TUẤN MINH

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của PHẠM TUẤN MINH
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”, sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go. Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Melodic, Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục. Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, nhân vật “em” hiện lên là hình ảnh tiêu biểu cho người con gái thôn quê với vẻ đẹp mộc mạc, dịu dàng và thuần khiết. Trước khi thay đổi, “em” là cô gái quê mang vẻ đẹp tự nhiên: “áo cánh nâu nhuộm bùn non”, “chân đất”, “tay thô” nhưng lại đầy duyên dáng, đậm chất quê hương. Tuy nhiên, sau đó “em” bắt đầu chạy theo cái đẹp thành thị: má phấn, môi son, áo lụa thướt tha. Sự thay đổi này khiến “em” trở nên xa lạ trong mắt cái “tôi” trữ tình – người yêu vẻ đẹp chân quê mộc mạc hơn là cái hào nhoáng, giả tạo. Qua nhân vật “em”, Nguyễn Bính không chỉ thể hiện nỗi tiếc nuối trước sự đổi thay của người con gái quê mà còn phê phán xu hướng chạy theo lối sống thị thành, đánh mất bản sắc dân tộc. Nhân vật “em” vừa là một cá nhân cụ thể, vừa là biểu tượng cho sự thay đổi của một lớp người trong xã hội đương thời – từ giản dị, chân chất sang tô vẽ, cầu kỳ và xa rời gốc gác.

Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.

Hoán dụ: “hương đồng gió nội” là hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp mộc mạc, chất phác, thuần khiết của người con gái quê.


Ẩn dụ: “bay đi ít nhiều” gợi sự phai nhạt dần của những nét đẹp ấy khi người con gái bắt đầu thay đổi, chạy theo lối sống thành thị.



Tác dụng: Câu thơ thể hiện sự tiếc nuối nhẹ nhàng mà sâu sắc của tác giả trước sự thay đổi ở người con gái quê. Qua đó, Nguyễn Bính không chỉ lên tiếng giữ gìn vẻ đẹp truyền thống mà còn nhấn mạnh sự mong manh, dễ mất của cái “chân quê” trước làn sóng hiện đại hóa.

Trong bài thơ Chân quê, Nguyễn Bính nhắc đến các trang phục như áo cánh nâu, yếm lụa sồi, khăn mỏ quạ, quần nái đen, nón mê... Những trang phục này tượng trưng cho vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và đậm chất truyền thống của người con gái quê. Ngược lại, hình ảnh áo lòe loẹt, khăn nhung, son phấn... đại diện cho sự thay đổi theo lối sống thị thành, làm mất đi nét chân chất ban đầu. Qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng vẻ đẹp tự nhiên và nỗi tiếc nuối trước sự mai một của truyền thống.



“chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát