HÀ TÚ UYÊN

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của HÀ TÚ UYÊN
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi công nghệ phát triển vượt bậc và lối sống phương Tây du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, con người dễ dàng tiếp cận với những điều mới mẻ, hiện đại. Nhưng giữa guồng quay nhanh đến chóng mặt ấy, việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, văn hóa truyền thống chính là linh hồn, là bản sắc riêng biệt, là cội nguồn không thể thay thế của mỗi dân tộc. Những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam không chỉ thể hiện qua lễ hội, tập tục, ẩm thực hay trang phục, mà còn nằm trong từng câu hò, điệu hát, tiếng ru của mẹ… Đó là những làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng, là khúc hát ru đầy tình mẫu tử, là âm vang của đất trời quê hương trong từng câu hát. Văn hóa truyền thống chính là nơi lưu giữ ký ức dân tộc, gắn kết thế hệ hôm nay với cha ông ngày trước. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng hội nhập, nhiều giá trị đang dần bị lãng quên. Không ít bạn trẻ ngày nay quen thuộc với nhạc ngoại, thần tượng nước ngoài, nhưng lại không biết đến những làn điệu dân ca của quê hương mình. Trong khi đó, dân ca – những bài hát như Ai ra xứ Huế, Bèo dạt mây trôi, Tình ca biển bạc đồng xanh, hay Hà Tĩnh quê tôi – vẫn luôn ngân vang trong tâm hồn tôi như những câu chuyện kể về quê hương, về con người Việt Nam chất phác, thủy chung, đầy tình nghĩa. Tôi yêu tiếng hát nhẹ nhàng, da diết trong Ai ra xứ Huế, yêu sự thắm thiết, trữ tình của Bèo dạt mây trôi; lòng tôi lặng đi khi nghe Tình ca biển bạc đồng xanh – một bài hát chan chứa hình ảnh lao động cần cù, giàu lòng yêu nước; và nghẹn ngào xúc động với Hà Tĩnh quê tôi, nơi tình cảm quê hương lắng đọng trong từng câu hát. Những bài ca ấy không chỉ là âm nhạc, mà là hồn quê, là nơi tôi tìm thấy sự bình yên và tự hào dân tộc. Bảo vệ văn hóa truyền thống không có nghĩa là phủ nhận cái mới, mà là giữ gìn những giá trị cốt lõi giữa thời đại đổi thay. Chúng ta cần có những chương trình giáo dục, sân chơi âm nhạc, các hoạt động truyền thông để lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Khi những làn điệu dân ca được hát vang lên trong lớp học, trên sân khấu truyền hình hay mạng xã hội, đó là lúc chúng ta đang trao truyền lại hồn cốt dân tộc cho tương lai. Tóm lại, gìn giữ và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là việc của riêng ngành văn hóa hay của một ai, mà là trách nhiệm và tình yêu của mỗi người Việt Nam. Với tôi, tình yêu dành cho dân ca không chỉ là sở thích cá nhân mà còn là cách để tôi giữ lấy cội nguồn, để dù đi đâu, sống giữa bao hiện đại, tôi vẫn luôn nhớ mình là người Việt Nam – một dân tộc giàu bản sắc, yêu âm nhạc, yêu quê hương bằng những điều giản dị nhất.

Nguyễn Bính – một gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới – không đi theo lối thơ lãng mạn Tây phương mà chọn riêng cho mình một con đường gắn liền với hồn quê dân tộc. Trong bài thơ Chân quê, ông đã khắc họa thành công hình ảnh “em” – người con gái thôn quê mang vẻ đẹp mộc mạc, e ấp và thuần khiết. “Em” trong bài thơ hiện lên với sự dịu dàng, chân phương: không son phấn, không áo lụa thướt tha, mà chỉ giản dị với áo cánh nâu, yếm đào và guốc mộc. Nét đẹp của “em” không rực rỡ nhưng lại đằm thắm, khiến “anh” – người trữ tình – không khỏi xao xuyến và trân trọng. Qua đó, Nguyễn Bính muốn đề cao vẻ đẹp giản dị, gần gũi, không phô trương, một vẻ đẹp mang đậm hồn quê Việt Nam. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi nhiều người trẻ chạy theo vật chất, ánh hào quang và đánh mất đi giá trị đạo đức, thì hình ảnh “em” trong Chân quê càng trở nên quý báu. Nhìn vào sự việc ca sĩ Hiền Hồ đánh đổi nhân cách để trở thành "tiểu tam", công chúng không khỏi thất vọng. Điều đó cho thấy khi con người không còn giữ được sự mộc mạc, chân thật thì mọi hào nhoáng cũng trở nên vô nghĩa. Ngược lại, ca sĩ Phương Mỹ Chi – một giọng ca trẻ gắn bó với làn điệu dân ca ngọt ngào – chính là biểu tượng cho những giá trị truyền thống đang được gìn giữ giữa thời hiện đại. Em không chỉ giữ được hình ảnh trong sáng, gần gũi mà còn lan tỏa tình yêu quê hương qua từng câu hát. Những điều giản dị như tiếng ve trưa hè, mùi cỏ khô mùa lúa chín, hay tiếng ru à ơi... đều làm tôi xúc động và thêm yêu cuộc sống bình dị quanh mình. Từ nhân vật “em” trong Chân quê đến hình ảnh Phương Mỹ Chi ngoài đời, ta thấy được vẻ đẹp thực sự không cần phải phô diễn hay tô vẽ. Chính sự chân thật, mộc mạc và giản đơn mới là điều chạm đến trái tim người khác. Trong thời đại mà mọi thứ đang bị cuốn theo guồng quay hiện đại hóa, việc trân trọng và giữ gìn những điều bình dị, đậm chất truyền thống không chỉ là một lựa chọn, mà còn là cách để gìn giữ bản sắc và tâm hồn dân tộc.

sống là chính mình đừng vì những thứ xa hoa mà đánh mất bản thân​​

Hình ảnh ẩn dụ “Hương đồng gió nội” thể hiện cái tình quê, hồn quê khá sắc nét, là một cảm xúc tiêu biểu trong hồn thơ Nguyễn Bính. Dù em đã trở về là cô gái thôn quê như ngàу хưa, nhưng ít nhiều hương phố хa hoa đã vấn vương trên người, trong tâm hồn cô gái ấу. Chúng thaу thế cho hương đồng gió nội, cho những ѕự trong ѕáng thanh khiết của cô gái.

thể thơ lục bát

trang phục có trong bài thơ khăn nhung, quần lĩnh,áo cài khuy bấm, áo yém lụa sồi, dây lưng đũi, áo tưs thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen.

đại diện cho lối sống chân quê và thành thị trái ngược nhau​

sự chân thật trong lối sống của làng quê yên bình giản dị mộc mạc

sự chân thật trong lối sống của làng quê yên bình giản dị mộc mạc