Mai Vũ Thu Hằng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Mai Vũ Thu Hằng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Câu nói của Paulo Coelho: “Bí mật của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần” đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về ý chí và nghị lực vượt qua thất bại trong cuộc sống. Cuộc sống vốn không bằng phẳng, mỗi con người đều ít nhất một lần vấp ngã trước khó khăn, thử thách. Điều quan trọng không nằm ở việc ta đã ngã bao nhiêu lần, mà là ở chỗ ta có đủ bản lĩnh, đủ dũng cảm để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã hay không. Chỉ những ai không bỏ cuộc, biết rút kinh nghiệm từ thất bại và kiên trì tiến bước mới có thể chạm đến thành công. Ý chí kiên cường chính là chìa khóa giúp con người vượt lên nghịch cảnh và trưởng thành hơn sau mỗi lần va vấp. Câu nói ấy nhắc nhở chúng ta rằng: thất bại không phải là dấu chấm hết, mà là bước đệm để tiến xa hơn, nếu ta không ngừng đứng dậy và tiếp tục cố gắng. Vậy nên, mỗi người hãy học cách mạnh mẽ hơn sau mỗi lần vấp ngã, bởi đó chính là bí quyết để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Câu 2

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa kiệt xuất, một nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong Quốc âm thi tập, đặc biệt là chùm thơ "Bảo kính cảnh giới", ông không chỉ bộc lộ tư tưởng, nhân cách mà còn thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo. Bài thơ số 33 là một minh chứng tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy, vừa hàm chứa chiều sâu tư tưởng vừa thấm đượm phong vị nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.

Về nội dung, bài thơ là lời tự thuật sâu lắng của Nguyễn Trãi trong những năm tháng ẩn dật sau khi rút lui khỏi chốn quan trường đầy hiểm họa. Ngay câu mở đầu: “Rộng khơi ngại vượt bể triều quan”, tác giả đã khẳng định lý do từ quan: không còn hứng thú chen chân vào nơi "bể triều quan" rộng lớn nhưng đầy sóng gió, hiểm nguy. Thay vào đó, ông chọn cuộc sống nhàn tĩnh: “Lui tới đòi thì miễn phận an” , tức sống thuận theo thời thế, miễn là giữ được sự an nhiên nơi tâm hồn. Cuộc sống ấy tuy đơn sơ nhưng thanh cao, gắn bó với thiên nhiên

"Hé cửa đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan”

,Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và trời đất.

Bốn câu cuối cho thấy chiều sâu tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi. Dù bị bỏ rơi, không được trọng dụng như Y Doãn, Phó Duyệt, những bậc hiền tài trong sử sách nhưng ông vẫn giữ trọn đạo lý của Khổng Tử, Nhan Hồi sống thanh đạm, giữ tiết khí và đạo đức. Câu kết “Ngâm câu: danh lợi bất như nhàn” khẳng định dứt khoát lập trường sống xa lánh danh lợi, đề cao chữ “nhàn”, một giá trị sống mang đậm tư tưởng Nho Phật Lão giao hòa.

Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với giọng điệu trầm lắng, giàu chất triết lý. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi với lời nói đời thường, mang đậm tinh thần dân tộc. Cách đối câu chặt chẽ, đặc biệt là những hình ảnh thơ đậm chất gợi như “hương quế”, “bóng hoa”, “quét hiên”, “hé cửa” đã góp phần tạo nên không gian thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, đậm chất sống ẩn sĩ.

Tóm lại, bài thơ "Bảo kính cảnh giới" là tiếng lòng của Nguyễn Trãi về một lối sống thanh cao, đầy bản lĩnh, cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên và đạo lý sống đáng quý. Đó cũng là hình ảnh đẹp của một trí thức chân chính trong văn học trung đại Việt Nam.

Câu 1

Tính sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay, trong một thời đại phát triển nhanh chóng về khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa. Sáng tạo không chỉ giúp các bạn trẻ phát triển tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong học tập, nghề nghiệp và cuộc sống. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, người có tư duy sáng tạo luôn có khả năng thích ứng cao, tạo ra sự khác biệt và dễ dàng khẳng định bản thân. Không những thế, sáng tạo còn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, giúp giới trẻ mạnh dạn đổi mới và cống hiến nhiều ý tưởng hữu ích cho cộng đồng. Ngoài ra, việc rèn luyện tính sáng tạo còn góp phần phát triển nhân cách toàn diện, nuôi dưỡng đam mê, khơi dậy sự tò mò và yêu thích khám phá. Do đó, sáng tạo không chỉ là kỹ năng cần thiết mà còn là chìa khóa quan trọng để thế hệ trẻ chinh phục tương lai và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu 2

Truyện ngắn "Biển người mênh mông" của Nguyễn Ngọc Tư là một lát cắt sâu sắc về đời sống và tâm hồn con người Nam Bộ, thông qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo. Ẩn sau vẻ ngoài lam lũ, lặng lẽ là những trái tim đầy tình cảm, những con người chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn sống chân thành, bao dung và thủy chung.

Nhân vật Phi hiện lên là một người đàn ông trẻ sống lặng lẽ và có phần xuề xòa, bất cần. Từ nhỏ, Phi thiếu vắng tình thương trọn vẹn của cha mẹ, chỉ lớn lên bên ngoại. Hoàn cảnh gia đình khiến Phi mang theo trong lòng những tổn thương âm thầm. Dù học hành và sống tự lập, nhưng Phi luôn sống nội tâm, ít nói và không muốn làm phiền ai. Anh là hiện thân của lớp người trẻ Nam Bộ chịu nhiều thiệt thòi nhưng không oán than số phận, mà lặng lẽ đối diện với cuộc đời. Ở Phi, ta thấy được vẻ đẹp của sự tự trọng, của lòng biết ơn đối với người bà đã khuất và tình cảm lặng thầm dành cho mẹ, dù mối quan hệ ấy đầy khoảng cách.

Trái ngược với Phi, ông Sáu Đèo là một người già giàu trải nghiệm. Ông sống cô độc, nghèo khó, chỉ có con bìm bịp làm bạn. Thế nhưng bên trong vẻ ngoài đơn sơ ấy là một trái tim thủy chung, đau đáu một nỗi niềm: tìm lại người vợ năm xưa để xin lỗi. Hơn ba mươi năm trời, ông lang bạt khắp nơi chỉ với mong muốn bù đắp lỗi lầm trong quá khứ. Lời tâm sự nghẹn ngào "Kiếm để xin lỗi chớ làm gì bây giờ" hé mở một con người giàu tình nghĩa, coi trọng tình cảm vợ chồng đến tận cuối đời. Ông Sáu Đèo cũng rất tình cảm, biết quan tâm, lo lắng cho Phi như người thân, gửi gắm con chim bìm bịp như trao lại một phần cuộc đời cho người trẻ mà ông tin tưởng.

Qua hai nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công hình ảnh con người Nam Bộ mang trong mình nhiều nỗi niềm, khổ đau nhưng sống đầy nghĩa tình, thủy chung, nhân hậu. Họ không nói nhiều, không phô trương tình cảm, nhưng lại âm thầm vun vén, âm thầm hi sinh, giữ trọn đạo nghĩa làm người. Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn vật chất hay tình cảm, họ vẫn không đánh mất bản chất tử tế và lòng trắc ẩn sâu xa.

"Biển người mênh mông" là một bản nhạc buồn nhưng đầy nhân văn về số phận con người trong xã hội hiện đại, đồng thời là lời ngợi ca chân thành đối với tâm hồn đẹp đẽ của người Nam Bộ – giản dị mà sâu sắc, chịu thương chịu khó mà đầy tình người.

Câu 1

Tính sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay, trong một thời đại phát triển nhanh chóng về khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa. Sáng tạo không chỉ giúp các bạn trẻ phát triển tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong học tập, nghề nghiệp và cuộc sống. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, người có tư duy sáng tạo luôn có khả năng thích ứng cao, tạo ra sự khác biệt và dễ dàng khẳng định bản thân. Không những thế, sáng tạo còn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, giúp giới trẻ mạnh dạn đổi mới và cống hiến nhiều ý tưởng hữu ích cho cộng đồng. Ngoài ra, việc rèn luyện tính sáng tạo còn góp phần phát triển nhân cách toàn diện, nuôi dưỡng đam mê, khơi dậy sự tò mò và yêu thích khám phá. Do đó, sáng tạo không chỉ là kỹ năng cần thiết mà còn là chìa khóa quan trọng để thế hệ trẻ chinh phục tương lai và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu 2

Truyện ngắn "Biển người mênh mông" của Nguyễn Ngọc Tư là một lát cắt sâu sắc về đời sống và tâm hồn con người Nam Bộ, thông qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo. Ẩn sau vẻ ngoài lam lũ, lặng lẽ là những trái tim đầy tình cảm, những con người chịu nhiều thiệt thòi nhưng vẫn sống chân thành, bao dung và thủy chung.

Nhân vật Phi hiện lên là một người đàn ông trẻ sống lặng lẽ và có phần xuề xòa, bất cần. Từ nhỏ, Phi thiếu vắng tình thương trọn vẹn của cha mẹ, chỉ lớn lên bên ngoại. Hoàn cảnh gia đình khiến Phi mang theo trong lòng những tổn thương âm thầm. Dù học hành và sống tự lập, nhưng Phi luôn sống nội tâm, ít nói và không muốn làm phiền ai. Anh là hiện thân của lớp người trẻ Nam Bộ chịu nhiều thiệt thòi nhưng không oán than số phận, mà lặng lẽ đối diện với cuộc đời. Ở Phi, ta thấy được vẻ đẹp của sự tự trọng, của lòng biết ơn đối với người bà đã khuất và tình cảm lặng thầm dành cho mẹ, dù mối quan hệ ấy đầy khoảng cách.

Trái ngược với Phi, ông Sáu Đèo là một người già giàu trải nghiệm. Ông sống cô độc, nghèo khó, chỉ có con bìm bịp làm bạn. Thế nhưng bên trong vẻ ngoài đơn sơ ấy là một trái tim thủy chung, đau đáu một nỗi niềm: tìm lại người vợ năm xưa để xin lỗi. Hơn ba mươi năm trời, ông lang bạt khắp nơi chỉ với mong muốn bù đắp lỗi lầm trong quá khứ. Lời tâm sự nghẹn ngào "Kiếm để xin lỗi chớ làm gì bây giờ" hé mở một con người giàu tình nghĩa, coi trọng tình cảm vợ chồng đến tận cuối đời. Ông Sáu Đèo cũng rất tình cảm, biết quan tâm, lo lắng cho Phi như người thân, gửi gắm con chim bìm bịp như trao lại một phần cuộc đời cho người trẻ mà ông tin tưởng.

Qua hai nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công hình ảnh con người Nam Bộ mang trong mình nhiều nỗi niềm, khổ đau nhưng sống đầy nghĩa tình, thủy chung, nhân hậu. Họ không nói nhiều, không phô trương tình cảm, nhưng lại âm thầm vun vén, âm thầm hi sinh, giữ trọn đạo nghĩa làm người. Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn vật chất hay tình cảm, họ vẫn không đánh mất bản chất tử tế và lòng trắc ẩn sâu xa.

"Biển người mênh mông" là một bản nhạc buồn nhưng đầy nhân văn về số phận con người trong xã hội hiện đại, đồng thời là lời ngợi ca chân thành đối với tâm hồn đẹp đẽ của người Nam Bộ – giản dị mà sâu sắc, chịu thương chịu khó mà đầy tình người.

Câu 1.

- Văn bản trên thuộc loại văn bản thông tin

Câu 2

- Phương thức biếu đạt chính của văn bản làn thuyết minh.

Câu 3

Nhan đề "phát hiện 4 hành tinh trong hệ sao của Trái Đất" rõ ràng và ngắn gọn, phản ánh đúng nội dung của bài, thu hút người đọc đến phát hiện thiên văn học mới.

Câu 4

- Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng là :

+ hình ảnh mô phỏng hệ sao Barnard và các hành tinh của nó. từ đó giúp người đọc hình dung rõ hơn về hệ sao và các hành tinh, tăng tính trực quan, hấp dẫn và hỗ trợ người đọc tiếp nhận thông tin.

+sử dụng thông tin và số liệu chính xác.

Câu 5

- Văn bản thể hiện tính chính xác, khách quan cao dựa trên nguồn tin khoa học đáng tin cậy, có trích dẫn từ các chuyên gia và viện nghiên cứu uy tín, sử dụng các số liệu cụ thể và dẫn nguồn rõ ràng

Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở quan niệm về người anh hùng của đồng bào Ê-đê qua nhân vật Đăm Săn; người anh hùng đại diện cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng; mang vẻ đẹp khỏe khoắn, có những khát vọng và ước mơ lớn lao về chinh phục vũ trụ, thiên nhiên

Các không gian chính được miêu tả trong đoạn trích là: con đường, rừng, nhà, trời. Trong đó, nhà là không gian sinh hoạt, nơi diễn ra các lễ nghi, tập quán của con người. Rừng là không gian hoang dã đầy những hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Trời được miêu tả như một không gian vừa xa cách vừa tiếp giáp với con người. Trời tuy xa cách, tách biệt với người bằng những đường ranh giới, nhưng con người vẫn có thể tới được trời. Thế giới của người và thế giới của trời có thể tương thông với nhau. Thế nên, khi nghe Đăm Săn tuyên bố “người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước” “Ông Ðu ông Điê nghe được liền đét cho Đăm Săn một đét vào người”. Đường chính là một không gian giao nối giữa nhà và rừng, trời và người. Hành trình của nhân vật trên đường luôn là một hành trình nhiều chông gai, thử thách, nhưng là hành trình vượt thoát ra khỏi những đường biên giới an toàn, thân thuộc để khám phá những không gian hoang dã, bí ẩn, chinh phục các thế lực siêu nhiên, khẳng định sức mạnh và lòng dũng cảm, bản lĩnh và ý chí tự do của con người. Sử thi chính là một bảo tàng sống động không chỉ tái hiện toàn bộ đời sống vật chất mà còn cả cách tư duy, quan niệm, khát vọng tinh thần của người xưa.

Thể hiện khát vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm, phi thường của Đam Săn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc Ê Đê.

Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn còn là biểu tượng cho xung đột quyền lực giữa người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê Đê.

Hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn biểu trưng cho khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng.

Đam Săn quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời bất chấp can ngăn của mọi người. Hành động đó thể hiện ý chí tự do của người anh hùng mang lý tưởng cộng đồng.

 

Ở nhiều nơi quan niệm mặt trời là sự sống, ánh sáng và niềm may mắn đối với mỗi cá nhân, đất nước.

 

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên

b. Các lỗi liên kết trong đoạn vă

- Về nội dung

+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách

+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách

+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn

=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau

- Về phép liên kết

+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên

+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản.

c. Cách sửa

Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu.

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa.

Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.