Phạm Duy Phúc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Duy Phúc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin (cụ thể là báo chí khoa học).

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là thuyết minh (trình bày thông tin khoa học một cách khách quan, chính xác).

Câu 3: Cách đặt nhan đề của tác giả ngắn gọn, hấp dẫn và phản ánh đúng nội dung chính của bài viết. Nhan đề "Phát hiện 4 hành tinh trong hệ sao láng giềng của Trái đất" giúp người đọc nắm bắt ngay thông tin quan trọng nhất mà văn bản đề cập.

Câu 4:

  • Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh mô phỏng sao Barnard và các hành tinh của nó.
  • Tác dụng:
    • Minh họa trực quan, giúp người đọc dễ hình dung về hệ sao và các hành tinh được đề cập.
    • Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho văn bản.
    • Hỗ trợ thông tin bằng hình ảnh, bổ sung cho phần ngôn ngữ viết.

Câu 5: Văn bản có tính chính xác và khách quan cao, thể hiện qua:

  • Nguồn thông tin rõ ràng: Trích dẫn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học uy tín (The Astrophysical Journal Letters), lời nhà nghiên cứu cụ thể.
  • Số liệu, tên đài thiên văn, thời gian công bố chi tiết (tháng 3.2024, Đài Gemini, VLT Chile…).
  • Ngôn ngữ trung lập, không cảm tính, tập trung vào sự kiện khoa học.
    → Đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với văn bản thông tin khoa học.

Câu 1 : Kiểu văn bản của ngữ liệu trên là văn bản thông tin.

Câu 2 : Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi là:

+ Người buôn bán trên chợ Nổi nhóm họp bằng xuồng, người đi mua đến chợ bằng xuồng, ghe.

+ Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng phía trên xuồng nhìn như một cột "ăng - ten" di động.

 Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

+ Những tiếng rao:  Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn...? Ai ăn bánh bò hôn...? Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

Câu 3 :  Tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên là: liệt kê, đưa ra thêm thông tin.

Câu 4 :  Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên là: Hình ảnh

   - Tác dụng:  Hình minh họa trong văn bản giữ vai trò quan trọng. Nó giúp làm rõ được lời thuyết minh trong văn bản và qua đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn đối với người đọc.

Câu 5 :  Suy nghĩ của em về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây là: 

     Chợ nổi đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây nói riêng và người dân cả nước nói chung cũng như khách du lịch trên toàn thế giới, nó không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo của vùng đất này. Chợ nổi không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản về mặt hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu, trao đổi văn hóa, kết nối cộng đồng với nhau. Nó thể hiện sự giàu có và đa dạng về nền văn hóa, đồng thời phản ánh tinh thần sáng tạo và lòng tự hào của những người dân miền Tây. Chợ nổi còn là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nghệ sĩ thể hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Tóm lại, vai trò của chợ nổi trong đời sống người dân miền Tây không chỉ là về kinh tế mà còn cả về văn hóa và xã hội.

Nền văn hóa Ai Cập cổ đại: Mặt trời là vị cha chung của vũ trụ, người ban sự sống, ánh sáng và kiến thức cho nhân loại, đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng
- Ki-tô giáo: sự sống, năng lượng, sức mạnh sự tái sinh
- Ở phương Đông: thần mặt trời thường là nữ - phương Tây là nam

Vì nhân vật nam trong sử thi là nhân vật anh hùng. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù. Nhân vật nữ là những công nương, công chúa,… dịu dàng, trong sáng, hiền dịu. Cả hai nhân vật đều tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp nhất trong cộng đồng.

Những không gian tòa tháp, thành lũy, phố xá thành Tơ-roa, cổng Xkê,… đều là những không gian rộng lớn, kì vĩ trong đời sống của cộng đồng cư dân thời cổ đại. Chúng được nhắc tới trong văn bản đã thể hiện sự xây dựng nghệ thuật hình tượng hoành tráng của thể loại sử thi.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên 

b. Các lỗi liên kết trong đoạn văn

- Về nội dung

+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách

+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách

+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn

=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau

- Về phép liên kết

+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên

+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản. 

c. Cách sửa

Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.

Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm “hiền tài”, khẳng định hiền tài có ý nghĩa quan trọng đối với vận mệnh dân tộc thông qua cách trọng dụng, đối đãi của những đấng thánh đế minh vương và cuối cùng là nêu lên tác dụng to lớn của việc được khắc tên lên bia tiến sĩ đối với người đương thời và các thế hệ sau. Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, luận điểm trước là tiền đề để luận điểm sau phát triển.