

Nguyễn Mai Linh
Giới thiệu về bản thân



































Thông điệp của bài thơ Chân quê là cần biết trân trọng và giữ gìn nét đẹp truyền thống, sự mộc mạc, giản dị của con người và quê hương trước những thay đổi của cuộc sống hiện đại. Vì khi ta biết trân trọng và gìn giữ đc nét nẹp truyền thống thì sẽ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trước sự xâm nhập của lối sống hiện đại, đưa văn hoá của nước mình đi tới các nước khác. Nếu ta ko bt gìn giữ những truyền thống của đất nước thì sẽ đẩy lùi sự phồn thịnh và những lịch sử của đất nước. Vì vậy mỗi ng cần góp phần để bảo vệ và gìn giữ giá trị của đất nước
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: "hương đồng gió nội"
-Tác dụng:
+ tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng gia trị diễn đạt cho câu văn
+ nhấn mạnh vẻ đẹp mộc mạc, thuần khiết và phẩm chất chân quê của con người nông thôn
Các loại trang phục trong bài thơ:
• Trang phục truyền thống: yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen.
• Trang phục hiện đại: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm.
Những trang phục truyền thống đại diện cho sự mộc mạc, giản dị và vẻ đẹp chân chất của người con gái thôn quê. Ngược lại, trang phục hiện đại thể hiện sự thay đổi theo xu hướng thành thị, làm phai nhạt dần nét quê mùa thân thuộc.
Nhan đề Chân quê gợi lên vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của làng quê và con người. Nó thể hiện sự trân trọng nét truyền thống, đồng thời bày tỏ nỗi tiếc nuối trước sự thay đổi theo lối sống hiện đại.
Lục bát
Cuộc đời mỗi con người là một hành trình dài với nhiều ngã rẽ, thử thách. Ở một thời điểm nào đó, ta không thể mãi dựa vào người khác mà phải tự mình bước đi, đối diện với cuộc sống bằng chính đôi chân của mình. Đó chính là sự tự lập – một phẩm chất quan trọng giúp tuổi trẻ trưởng thành và thành công.
Tự lập là gì? Tự lập là khả năng tự chủ trong suy nghĩ, hành động và quyết định, không phụ thuộc vào người khác. Người tự lập biết tự lo cho bản thân, đối diện với khó khăn bằng sự nỗ lực của chính mình, không trông chờ hay dựa dẫm vào người khác. Đây là một kỹ năng sống quan trọng, đặc biệt đối với tuổi trẻ khi bước vào hành trình trưởng thành.
Sự tự lập có ý nghĩa quan trọng với tuổi trẻ. Trước hết, nó giúp con người rèn luyện bản lĩnh và khả năng thích nghi với cuộc sống. Khi tự lập, ta buộc phải đối diện với những thử thách, thất bại và học cách đứng dậy sau vấp ngã. Chính những trải nghiệm đó sẽ giúp ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Ngoài ra, tự lập còn giúp con người phát triển tư duy độc lập, dám nghĩ, dám làm và có trách nhiệm với quyết định của mình. Một người có ý thức tự lập sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội, tự trang bị kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân, thay vì trông chờ sự giúp đỡ từ người khác. Đây là nền tảng quan trọng giúp tuổi trẻ thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng tự lập. Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, sống thụ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này khiến họ dễ rơi vào trạng thái bối rối, chán nản khi đối diện với khó khăn. Ngược lại, cũng có người hiểu sai về tự lập, cho rằng tự lập nghĩa là không cần sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. Trên thực tế, tự lập không đồng nghĩa với cô lập, mà là biết tự chủ trong cuộc sống nhưng vẫn sẵn sàng học hỏi, hợp tác với người khác khi cần thiết.
Vậy làm thế nào để rèn luyện tính tự lập? Trước hết, mỗi người cần rèn luyện thói quen tự giải quyết công việc cá nhân, không trông chờ sự giúp đỡ. Học cách quản lý thời gian, tài chính, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình cũng là những bước quan trọng giúp ta dần trở nên tự lập hơn. Ngoài ra, cần sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn, dám thử thách bản thân để học hỏi và trưởng thành.
Tóm lại, tự lập là một yếu tố quan trọng giúp tuổi trẻ vững vàng trước cuộc sống, rèn luyện bản lĩnh và phát triển bản thân. Mỗi người cần ý thức rèn luyện sự tự lập từ sớm để có thể làm chủ cuộc đời mình, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách trên hành trình trưởng thành
Trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm, hình tượng “li khách” hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, thể hiện khí phách của người ra đi mang hoài bão lớn. Li khách là người chấp nhận rời xa gia đình, từ bỏ những tình cảm thân thuộc để theo đuổi lý tưởng cao đẹp. Hình ảnh “Chí nhớn chưa về bàn tay không” cho thấy họ ra đi với hai bàn tay trắng nhưng mang trong mình khát vọng lớn lao. Tuy nhiên, sự ra đi ấy không chỉ có khí phách mà còn đầy cô đơn, xót xa. Những người thân như mẹ, chị, em dường như đã quen với cảnh biệt ly, nhưng nỗi buồn vẫn thấm sâu qua từng câu thơ. Cách gọi tha thiết “Li khách! Li khách!” như một lời tiễn biệt đầy tiếc nuối, nhưng cũng thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt. Qua hình tượng li khách, Thâm Tâm đã khắc họa một con người đầy bản lĩnh, sẵn sàng hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn, đồng thời gợi lên nỗi buồn man mác về những cuộc chia ly đầy mất mát trong đời.
Qua văn bản, thông điệp có ý nghũa nhất em rút ra được là chia ly là một phần của cuộc sống, nhưng nỗi buồn khi xa cách chính là minh chứng cho tình cảm chân thành. Mặt phải của nó giúp con người trân trọng những mối quan hệ, biết yêu thương và giữ gìn kỷ niệm. Tuy nhiên, nếu quá chìm đắm trong nỗi buồn, con người dễ bi lụy, mất đi động lực để tiến về phía trước. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng hiện tại, chấp nhận chia ly như một quy luật tất yếu và mạnh mẽ bước tiếp với những kỷ niệm đẹp trong tim.
“Tiếng sóng” tượng trưng cho nỗi lòng xao động, đau đớn của nhân vật trữ tình trước cuộc chia ly. Nó gợi sự chia xa, tiếc nuối và cảm xúc dâng trào như những con sóng không ngừng vỗ, nhấn mạnh tâm trạng day dứt, ám ảnh.
- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thể hiện ở:
+ Câu hỏi phi logic (“Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”) diễn tả cảm giác mơ hồ, nghẹn ngào.
+ Sự mâu thuẫn trong miêu tả (“không thắm, không vàng vọt”) nhưng vẫn “đầy hoàng hôn”, thể hiện tâm trạng rối bời.
- Tác dụng: Tạo ấn tượng mạnh, diễn tả nỗi buồn chia ly sâu sắc, tăng chất nhạc và tính biểu cảm cho bài thơ.