

Lưu Tuyết Nhi
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
Bài thơ "Khán Thiên gia thi hữu cảm" của Hồ Chủ tịch không chỉ là một lời bình phẩm về thơ ca mà còn là tuyên ngôn về tinh thần cách mạng trong văn chương. Hai câu đầu nhắc đến thơ cổ, nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận. Tuy nhiên, thơ hiện đại, theo Bác, không chỉ có cái đẹp mà còn phải chứa "thép", tức là tinh thần quết tâm, bày tỏ khát vọng chiến đấu. Nhà thơ không chỉ là người nghệ sĩ, hưởng thứ cái đẹp, mà còn là người chiến sĩ, sẵn sàng xung phong, cống hiến cho cách mạng. Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, đối lập giữa thơ cổ và thơ hiện đại giúp làm nổi bật quan điểm về chức năng thơ ca trong thời đại mới. Qua bài thơ, Bác Hồ không chỉ đề cao giá trị thơ ca cách mạng mà còn thể hiện bản lĩnh, tư duy lớn của người lãnh đạo kiệt xuất.
Câu 2:
"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba." Câu ca dao quen thuộc này không chỉ nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn mà còn thể hiện một tinh thần rấtt quan trọng: giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa không chỉ là bản sắc, là linh hồn dân tộc, mà còn là cầu nối giữa quak khứ, hiện tại và tương lai. Thế nhưng, trong nhịp sống hiện đại, không ít bạn trẻ đang dần lãng quên hoặc xem nhẹ việc bảo tồn những giá trị quý báou ấy.
Giới trẻ hôm nay chính là người quyết định số phận của nền văn hóa dân tộc trong tương lai. Từ trang phục truyền thống, ngôn ngữ, nghệ thuật đến phong tục, lễ hội – tất cả đều là những di sản cần được bảo tồn và truyền lại cho thế hệ mai sau. Việc gìn giữ văn hóa không chỉ đơn thuần là bảo tồn những thứ đã cũ mà còn phải làm mới, thổi hồn cho nó để thích nghi với thời đại. Một đất nước có thể phát triển nhưng nếu đánh mất đi bản sắc văn hóa riêng, thì cũng giống như một cây cổ thụ bij bật gốc. Không thể phủ nhận rằng, việc giữ gìn văn hóa truyền thống không chỉ giúp bảo vệ bản sắc dân tộc mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Văn hóa chính là cội nguồn của sự sáng tạo, là nền tảng để đất nước hội nhập mà không hòa tan. Khi một dân tộc biết trân trọng những giá trị của mình, dân tộc đó sẽ càng trở nên mạnh mẽ trên trường quốc tế. Hơn nữa, việc phát huy văn hóa truyền thống còn giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, cội nguồn của mình, từ đó khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
Trái lại với một sự chuẩn mực văn hóa có từ lâu đời và một sự kì vọng, đúng hơn phải là một sự tự hào của giới trẻ nagyf nay trong công cuộc làm tròn bổn phận tiếp nối và phát huy truyền thồng tốt đẹp của dân tộc. Họ sính ngoại, chuộng theo những trào lưu phương Tây mà quên đi rằng văn hóa Việt Nam cũng có những nét đẹp đáng tự hào. Nhiều bạn không còn quan tâm đến Tết cổ truyền, ít sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, thậm chí không biết đến những lễ hội truyền thống của dân tộc. Đáng buồn hơn, một số người còn xem thường những giá trị cốt lõi mà cha ông để lại, coi chúng là lỗi thời, lạc hậu. Đó chính là thực trạng đáng báo động trong thời kì chuyển mình của đất nước và một nguy cơ vô hình " bị hòa tan " như ngày nay.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, trách cứ cũng không phải là cách giải quyết vấn đề. Thay vì chỉ trích, mỗi người cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn văn hóa. Việc bảo tồn có thể bắt đầu từ những hành động đơn giản như mặc áo dài vào những dịp quan trọng, tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán, học cách nói và viết tiếng Việt chuẩn mực. Bên cạnh đó, việc đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại cũng là một cách để phát huy giá trị của nó. Các lễ hội truyền thống có thể kết hợp với du lịch để thu hút sự quan tâm của giới trẻ, nghệ thuật dân gian có thể hòa quyện với âm nhạc hiện đại để tiếp cận dễ dàng hơn.
Như Bác Hồ từng nói: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam." Hiểu và trân trọng văn hóa chính là cách mỗi người trẻ thể hiện lòng yêu nước. Chỉ khi chúng ta tự hào về bản sắc dân tộc, chúng ta mới có thể đứng vững trên trường quốc tế. Và hơn hết, giữ gìn văn hóa không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà là nhiệm vụ chung của cả một thế hệ, để những giá trị ngàn đời không bị mai một theo thời gian.
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi câu có 7 chữ, bài có 4 câu).
Câu 2:
Luật của bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt:
- 4 câu.
- Mỗi câu 7 chữ.
- Vần bằng ( gieo vần ở cuối câu 1, 2, 4).
- Hai câu đầu mang tính chất đối nhau về nội dung và hình ảnh.
Câu 3:
Một biện pháp tu từ trong bài thơ là đối lập giữa thơ xưa và thơ nay:
- “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên)
- “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết” (Thơ hiện đại nên có thép)
Tác dụng:
- Làm nổi bật sự khác biệt giữa thơ ca truyền thống và thơ ca hiện đại.
- Nhấn mạnh quan điểm của tác giả về vai trò của thơ ca: không chỉ phản ánh cái đẹp mà còn phải thể hiện ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng.
Câu 4:
Bác Hồ cho rằng “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, / Thi gia dã yếu hội xung phong” vì:
- Thơ ca không chỉ là công cụ để thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên mà còn cần phản ánh thực tiễn thời đại.
- Trong bối cảnh đất nước đang đấu tranh giành độc lập, thơ ca phải mang tính chiến đấu, cổ vũ tinh thần cách mạng.
- Nhà thơ không chỉ là người sáng tác mà còn phải dấn thân, tham gia vào công cuộc đấu tranh vì dân tộc.
Câu 5:
Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, gồm hai phần:
- Hai câu đầu: Nhận xét về thơ xưa – thiên về miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên.
- Hai câu sau: Đưa ra quan điểm về thơ hiện đại – cần có tinh thần chiến đấu, phải mang “thép” và người làm thơ cũng phải dấn thân.
Cấu tứ tương phản giúp làm nổi bật sự chuyển đổi trong quan niệm về thơ ca từ truyền thống sang hiện đại, từ thưởng thức cái đẹp sang phụng sự cách mạng.