

Danh Minh Chí
Giới thiệu về bản thân



































Cuộc sống, mặc dù không bao giờ dễ dàng, nhưng lại là một thách thức lớn đối với ý chí và tinh thần của con người. Để bước đi mạnh mẽ trên hành trình đầy khó khăn ấy, mỗi cá nhân đều cần xây dựng và rèn luyện cho bản thân mình đức tính tự lập. Đây không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là chìa khóa mở cánh cửa của thành công.
Sự tự lập không chỉ là việc sống mà không phụ thuộc vào người khác mà còn là việc tự quyết định, tự hành động và lựa chọn con đường cho bản thân. Nó là một phẩm chất quan trọng giúp mỗi cá nhân trưởng thành và phát triển.
Tự lập không chỉ thể hiện trong hành động mà còn là trong tư duy. Những người tự lập về tư duy không quá phụ thuộc vào ý kiến của người khác, họ có quan điểm riêng và dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với khó khăn và thách thức. Họ không chỉ tự chủ động trong học tập mà còn tự giác lĩnh hội tri thức mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ. Họ còn biết tự quản lý cuộc sống hàng ngày, chăm sóc bản thân, nấu ăn và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Sự tự lập mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống con người. Đầu tiên, nó giúp chúng ta duy trì sự tự chủ động trong mọi tình huống. Thứ hai, nó giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và chịu trách nhiệm với hành động của mình, đồng thời khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Ví dụ, nhìn vào những người nổi tiếng và thành công như Arianna Huffington, trước khi đạt được thành công, họ đã phải trải qua nhiều thất bại. Nhưng nhờ vào tinh thần tự lập và quyết tâm, họ đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được những thành tựu xuất sắc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có những người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Nhiều bạn học sinh chỉ muốn ham chơi mà không có ý thức tự học, sống mơ hồ và thờ ơ với tương lai. Họ không chỉ tự tổn thương bản thân mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân cần nhanh chóng rèn luyện sự tự lập, loại bỏ những yếu tố tiêu cực để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Tự lập không phải là điều tự nhiên mà có được, mà đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sự trau dồi kiến thức và rèn luyện bản thân. "Dựa vào núi, núi sẽ đổ. Dựa vào sông, nước sẽ chảy. Dựa vào người, người bỏ ta đi mất." Vì thế, trên con đường sống này, ta cần dựa vào chính mình để có thể đạt được thành công và sống mỗi khoảnh khắc một cách ý nghĩa.
Hình tượng “li khách” trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm hiện lên như biểu tượng cho lớp thanh niên yêu nước, mang hoài bão lớn lao nhưng cũng chất chứa nhiều bi kịch. “Li khách” là người ra đi, dấn thân vào con đường đầy gian nan, hiểm nguy – có thể là chiến đấu, là cách mạng, là khát vọng đổi thay vận mệnh dân tộc. Hình ảnh ấy không phải là ra đi trong niềm vui, mà là một cuộc chia ly đầy trăn trở: “Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ Chí lớn không về bàn tay không.” Câu thơ thể hiện khát vọng lớn lao nhưng đồng thời cũng là nỗi buồn của sự ra đi tay trắng, chưa gặt hái được thành tựu. Hành trình của “li khách” là hành trình đơn độc, không ai tiễn biệt, không hoa lệ, thậm chí phải đối diện với cái chết: “Không bóng người dưng đưa tiễn biệt hồn lau nẻo vắng giũ chân mây.” Tuy nhiên, sự ra đi ấy lại toát lên vẻ đẹp lặng thầm của lý tưởng sống cao cả. Qua hình tượng “li khách”, Thâm Tâm không chỉ nói lên nỗi bi tráng của một thời đại mà còn khắc họa vẻ đẹp của những con người sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng, khiến người đọc cảm phục và suy ngẫm sâu sắc.
Con người cần dũng cảm đối diện với chia ly và mất mát để tiếp tục hành trình sống, dù đầy khắc nghiệt và cô đơn.
Giải thích:
Trong bài thơ, hình ảnh chia ly không chỉ là cuộc tiễn biệt giữa những con người mà còn là biểu tượng cho sự rời bỏ, cho nỗi cô độc giữa thời cuộc đầy bất ổn. Những nhân vật trong bài thơ như người ra đi, kẻ ở lại, người chết trận… đều hiện lên trong trạng thái đau đớn, nhưng vẫn tiếp tục bước đi. Điều này cho thấy dù cuộc sống chất chứa những chia lìa, tổn thương, chúng ta không thể dừng lại – mà phải bước tiếp, đối mặt và vượt qua.
Ý nghĩa tượng trưng:
a. Biểu tượng của cảm xúc chia ly: Sóng tượng trưng cho những xao động mãnh liệt, dâng trào trong lòng người tiễn biệt.
Cuộc chia tay không chỉ là hành động bên ngoài, mà là một chấn động nội tâm, như sóng ngầm cuộn trào trong trái tim.
b. Gợi sự xáo trộn, bất an, tiếc nuối:
“Tiếng sóng” là hình ảnh tượng trưng cho nỗi buồn day dứt, bâng khuâng trong lòng người ở lại. Dù không có cảnh vật thực sự (sông, sóng), nhưng tâm trạng lại như bão nổi, cho thấy cường độ cảm xúc mạnh mẽ.
c. Gợi liên tưởng đến dòng đời, hành trình ra đi:
“Sóng” cũng là biểu tượng của những cuộc lên đường, dấn thân, như người ra đi đang bước vào một hành trình không hẹn ngày về. Điều này càng khiến người tiễn biệt cảm thấy bồi hồi, tiếc nuối, bất lực.
Cụm từ “trong mắt trong”: Câu thơ không viết : " trong đôi mắt trong" hay " trong đôi mắt trong veo" như cách nói thông thường mà lặp từ "trong" ngay sau danh từ "mắt". Đây là phép điệp từ , nhưng cũng là sự phá vỡ cấu trúc cú pháp trong tiếng việt.
Tác dụng : Làm nổi bật tâm trạng chia ly đầy day dứt của nhân vật trữ tình: hoàng hôn không hiện ra bên ngoài mà ngập tràn trong “mắt trong” – trong cái nhìn, trong tâm hồn.
-Thời gian là chiều hôm trước và sáng hôm sau – một khoảng thời gian gần mà kéo dài về mặt cảm xúc.
- Không gian là con đường chia ly mơ hồ, bao trùm bởi tâm trạng, khiến cuộc tiễn biệt trở nên sâu lắng và đầy ám ảnh.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tống biệt hành là người đưa tiễn — một người bạn, người thân, hoặc tri kỷ của “li khách” (người ra đi).
a) Hiện tượng “đóng mở của khí khổng” thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. Vì hiện tượng này là vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của khí khổng dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, độ ẩm không khí, gió,…
b) Hiện tượng “nở của cây mười giờ” thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kì như nhiệt độ, ánh sáng,…
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong ở trẻ vì:
+ Khi bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi trong khi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần khiến tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn. Trẻ chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng.
+ Đồng thời, khi bị tiêu chảy, nước và chất điện giải bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
- Biện pháp phòng tránh tiêu chảy:
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; nhà vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh;…
+ Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: chọn mua thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; ăn chín; các thức ăn đã nấu chín hoặc còn dư từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt;…
+ Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.
+ Xử lý khi có người bị tiêu chảy cấp: Phải đưa ngay người bị tiêu chảy cấp đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hệ tuần hoàn hở
- Đại diện : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Cấu tạo của hệ mạch : Thiếu mao mạch
- Đường đi của máu : Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể ở đây máu được chỗn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô . Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào sau đó trở về tim
- Tốc độ máu trong hệ mạch : Tốc độ máu chạy chậm.
Hệ tuần hoàn kín
- Đại diện : Có ở mực ống , bạch tuột , giun đất , chân đồn và động vật có xương sống.
+ Hệ tuần hoàn kín gồm : hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi) .
- Cấu tạo của hệ mạch : đầy đủ
- Đường đi của máu : Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch tĩnh mạch sau đó về tim máu trao đổi chất với tế bào và thành mao mạch.
- Tốc độ máu trong hệ mạch : Tốc độ máu chảy nhanh.