

Trần Ngọc Khả Hân
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1:
- Về hệ thống giáo dục: + Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa. + Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.
+Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước, nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiếu khuyến học thời Tây Sơn. - Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại: + Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài. + Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thì Đình). + Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu để khuyến khích tinh thần học tập, khoa cử của nhân dân.
Câu 2:
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ đơn thuần là một cơ sở giáo dục mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử quan trọng, có tác động sâu sắc đến nhiều khía cạnh của văn minh Đại Việt:
+ Là trường đại học hàng đầu đất nước vào thời gian đó, nơi đào tạo nhiều nhân tài, quan lại, dân trí thức cho đất nước. Sự tồn tại và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khuyến khích tinh thần học tập trong nhân dân, không chỉ giới hạn ở tầng lớp quý tộc mà dần mở rộng đến con em thường dân có tài năng. Điều này góp phần nâng cao trình độ dân trí chung của xã hội Đại Việt.
+ Ngoài ra, nơi đây không chỉ là trường học mà còn là trung tâm văn hóa, nơi lưu giữ và truyền bá những giá trị đạo đức, lễ nghi, văn chương của Nho giáo giúp định hình nên nhiều chuẩn mực xã hội và tư tưởng của người Việt.
+ Bên cạnh đó, nó còn khuyến khích tinh thân hiếu học của mỗi cá nhân hiện nay bởi Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu tượng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo- một nét đẹp văn hoá được bảo tồn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
+ Nó còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của văn minh Đại Việt như: nền văn học (tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị), văn hoá,...