Trần Thị Tuệ Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Thị Tuệ Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: "Tương thân tương ái" là truyền thống quý báu cảu dân tộc ta, là bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, có càng nhiều người dựa vào sự "giúp đỡ" đó của người khác mà sinh ra thói ỷ lại, không chịu tự mình làm việc của mình. Lấy ví dụ đơn giản như trong sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, con cái không chịu tự mình làm việc nhà mà luôn đề cha mẹ làm hộ; hay như trong học tập, học sinh không tự giác học bài, ôn bài mà luôn phải để cha mẹ, thầy cô nhắc nhở, đốc thúc. Sự ỷ lại này không chỉ đơn thuần là không có ý thức mà còn gây ra hệ quả trực tiếp tới đời sống chúng ta. Khi đã quen với việc luôn được giúp đỡ, luôn được dựa dẫm, bạn sẽ hoàn toàn mất phương hướng và sự độc lập tự chủ khi gặp khó khăn. Bạn sẽ không thể tự lo cho bản thân, không thể quyết định bất cứ điều gì vì đây là điều bạn chưa từng phải làm khi bạn sống ỷ lại vào người khác. Điều này có thể khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai, làm bạn thụt lùi dần trong xã hội, bởi lẽ chẳng có công ty hay bệnh viện nào muốn nhận một người thiếu trách nhiệm cả. Lòng tin và sự tôn trọng, yêu quý của người khác với bạn cũng chẳng bao lâu sẽ hết. Bạn từ đó lại trở thành gánh nặng hơn cho người vốn luôn nâng đỡ, lo toan cho bạn. Xã hội mà toàn những con người sống ỷ lại thì không thể nào phát triển được. Vì vậy, để trở nên có ích cho bản thân và cộng đồng, hãy ngừng lại ngay lối sống ỷ lại trước kia của bạn đẻ hướng tới sự trách nhiệm hơn.

Câu 2: Gia đình là điều vô cùng quan trọng đối với tôi. Những kỉ niệm vui, buồn cùng bố, mẹ và em trai luôn khắc sâu vào tâm trí và hồi ức của tôi. Đặc biệt, tôi nhớ như in kỉ niệm cái lần hai chị em cùng nhau đi xe buýt đến nhà bà ngoại tôi ở thành phố Uông Bí. Đó là lần đầu tiên chúng tôi đi xa mà không có bố mẹ bên cạnh.

 Em trai tôi tên là Phong, ở nhà mọi người thường gọi em với cái tên thân mật là Bi. Bi học lớp Ba, kém tôi ba tuổi. Bi có dáng người cao, gầy và là một cậu bé năng động. Kỉ niệm đó diễn ra cách đây đã bốn năm. Lúc đó, tôi mới học lớp Hai, còn Bi mới chỉ năm tuổi. Chị em tôi được về bà ngoại với bố mẹ rất nhiều lần bằng xe riêng của gia đình. Nhưng hôm đó, mẹ bảo tôi: “Ngày mai thứ Bảy, bố mẹ bận nên không đưa hai chị em về bà ngoại được. Con có thể cùng em đi xe buýt về bà được không?”. Tôi suy nghĩ một lát, thấy cũng lo lo, nhưng nghĩ cảnh được đi xe buýt chỉ có hai chị em cũng thú vị nên tôi trả lời mẹ: “Con đi được ạ!”. Tối hôm đó, tôi và Bi đi ngủ rất sớm. Tôi tưởng tượng lên xe buýt chỉ có tôi và Bi nên chắc không sao. Nghĩ đến đấy, tôi nhắm mắt lại và ngủ ngon lành. Sáng hôm đó, mẹ gọi chúng tôi dậy từ sớm. Mẹ dặn tôi phải chuẩn bị chiếc đồng hồ thông minh để liên hệ cho người lớn khi cần. Bi cũng rất háo hức nên đã chuẩn bị hết đồ gồm quần áo và đồ chơi trong một chiếc ba lô nhỏ. Sau đó, bố chở chúng tôi đến bến xe buýt. Trước khi lên xe, bố đã dặn hai chị em tôi rất nhiều thứ. Điều bố dặn mà tôi nhớ nhất là khi xuống điểm xe buýt gần tới nhà bà thì gọi điện thoại cho bà ra đón.

 Không giống như tưởng tượng của tôi, trên xe buýt đông nghịt người nhưng lại toàn người lạ. Cũng may là hai chị em tôi tìm được chỗ ngồi. Bố đã trả tiền vé xe trước cho chị em tôi. Ở xe buýt thật khác so với đi xe riêng của nhà tôi. Bi và tôi tha hồ ngắm cảnh bên đường qua khung cửa to và rộng. Nhưng chúng tôi lại không dám nói chuyện to vì sợ ảnh hưởng tới mọi người trên xe. Tôi và Bi cùng đọc truyện và ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Vì chuyến đi khá dài nên hai chị em đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết. May quá, tôi chợt bừng tỉnh khi nghe thấy tiếng của cô phụ xe nói to: “Sắp đến bến Phương Đông, Uông Bí. Nếu ai xuống thì thu gọn hành lí để chuẩn bị xuống xe.” Tôi liền gọi Bi dậy. Lúc đó, Bi có vẻ vẫn còn lơ mơ, chưa tỉnh ngủ hẳn nhưng nghe tôi bảo sắp đến bến, em cũng dậy ngay và chuẩn bị đồ, đeo sẵn ba lô trên vai. Chúng tôi rất vui vì sắp được gặp bà ngoại. Đến điểm đỗ, cô phụ xe đỡ giúp hai chị em tôi xuống xe. Chúng tôi ngồi ở bến để chờ bà ra đón. Nhớ lời bố dặn, tôi liền lấy điện thoại ra gọi cho bà, nhưng người nghe máy lại không phải là bà ngoại tôi mà là một người khác. Hoá ra bà đã đổi số máy nhưng tôi không biết và vẫn gọi cho bà bằng số máy cũ. Tôi gọi mãi cho bà không được, đường về nhà bà còn khá xa mà tôi lại không nhớ, trong tôi xuất hiện cảm giác vô cùng lo lắng. Tôi quay sang nói với Bi và em rất sợ hãi, thậm chí còn bật khóc nức nở. Tôi lúc đó cũng sợ nhưng vì là chị nên tôi cố tỏ ra bình tĩnh. Tôi cố dỗ dành mãi Bi mới nín và tôi cũng nghĩ ngay đến việc gọi cho mẹ. Thật may, mẹ tôi nghe máy và liên lạc để bác tôi ra đón. Chúng tôi ngồi ở điểm buýt nườm nượp người và xe cộ đi lại, không một ai quen biết. Khi đang cảm thấy rất sợ thì may sao, bác tôi đã ra đón chúng tôi về nhà bà. Lòng tôi nhẹ nhõm hẳn. Tôi kể lại cho bà nghe chuyện chờ xe buýt của tôi và tôi đã sợ tới mức nào. Bà đã khen toii rất dũng cảm và nhanh trí.

Đây có lẽ sẽ là kỉ niệm ấn tượng nhất thời thơ ấu của tôi với Bi. Qua lần đi xe này, tôi nhận được rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý giá, một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên.

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức tự sự.

2. Câu chủ đề của đoạn trích là câu: "Tôi sống đọc lập từ thuở bé."

3. Theo em,  khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo” vì họ vui vì được ở riêng, được làm những gì học thích, được đi bất cứ nơi đâu họ muốn, tìm hiểu và khám phá thế giới bên ngoài mà không có bố mẹ kiểm soát; tuy nhiên, anh em họ cũng lo vì sẽ không được mẹ chăm sóc, mẹ ở bên mà phải tự làm chủ cuộc sống, không được dựa dẫm vào mẹ, không có sự giúp đỡ của mẹ.

4. Các từ láy trong câu văn " Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau." là: tấp tểnh khấp khởi.

Biện pháp tăng năng suất cây trồng

Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng

Làm đất tơi xốp, thoáng khí

Hướng đất 

Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất

Hướng đất 

Trồng xen canh nhiều loại cây trồng

Hướng sáng 

Làm giàn, cọc cho các cây thân leo

Hướng tiếp xúc 

Tăng cường ánh sáng nhân tạo

Hướng sáng

a. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ

b. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:

-Nảy chồi: là hình thức sinh sản trong đó "chồi" được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thế mẹ thành cơ thể mới

VD: thuỷ tức

hoặc vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đòn gồm nhiều cá thể

VD: san hô

-Phân mảnh: là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thẻ mới hoàn chỉnh.

VD: giun dẹp, sao biển

-Trinh sản (trinh sinh): là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không hấp thụ tinh phát triển thành cơ thể mới

VD: ong mật, kiến

a. Giai đoạn 1: Trứng

Giai đoạn 2: Ấu trùng (sâu bướm)

Giai đoạn 3: Nhộng (kén)

Giai đoạn 4: Bướm trưởng thành

b. Ở giai đoạn ấu trùng bướm sẽ gây hại cho mùa màng vì đây là giai đoạn bướm hay ăn lá để phát triển và sinh trưởng nhanh chóng

Loại mô phân sinh

Vị trí

Vai trò

Mô phân sinh đỉnh

Ở đỉnh rễ và các chồi thân (gồm chồi ngọn và chồi nách)

Giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài

Mô phân sinh bên

Ở thân cây (giữa mạch gỗ và mạch rây)

Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang