Đỗ Gia Bảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đỗ Gia Bảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu1:

Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ ba.

Câu 2:

Cuộc sống của người trí thức giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện trong đoạn trích là một bức tranh đầy u ám, ngột ngạt, tù túng và bi kịch:

-Thứ có lý tưởng, có khát vọng sống cao đẹp, muốn cống hiến cho xã hội, nhưng lại bị thực tế nghèo đói đè nén. Cả đời họ chỉ lo toan miếng cơm manh áo, sống trong cảnh bấp bênh, túng thiếu.

-Thứ từng có hoài bão, từng muốn sống có ý nghĩa, nhưng cuối cùng chỉ thấy cuộc đời mình là “mỗi ngày hai bữa”. Tài năng và ước mơ dần mỏi mòn, mai một trong cuộc sống thực dụng, nhỏ nhen.

-Thứ bị bóc lột sức lao động, sống trong sự kham khổ và coi thường từ những kẻ thực dụng như Oanh. Môi trường ấy khiến họ không chỉ bị tổn thương vật chất mà cả tinh thần, nhân cách cũng bị vùi lấp.

-Dù bất mãn, Thứ không dám phản kháng vì nhút nhát, sợ hãi. Sự nhu nhược khiến anh không thể vượt qua hoàn cảnh.

=> Văn bản đã phản ánh số phận bi thảm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng – những con người có tâm huyết nhưng bị xã hội thực dân nửa phong kiến tha hóa, chà đạp.

Câu 3:

-Câu cảm thán trong đoạn văn :“Hỡi ôi!”

-Tác dụng:

+)Tăng tính biểu cảm, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.

+)Bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối sâu sắc của người viết trước sự hy sinh lớn lao của nhân vật – người đã dồn bao tâm huyết, công sức để từ bỏ danh vọng, vinh hoa vì lý tưởng cao đẹp.

Câu 4

Nội dung chính của văn bản trên là:

Văn bản thể hiện nỗi đau khổ, dằn vặt nội tâm sâu sắc của nhân vật Thứ trước cuộc sống tù túng, bế tắc, bị chi phối bởi cơm áo, đói rét. Thứ cảm thấy thất vọng và tiếc nuối cho lý tưởng sống cao đẹp mà anh từng ấp ủ, nhưng lại bị thực tại nghèo đói và sự nhỏ nhen vặt vãnh trong môi trường sống đè nén, kìm hãm. Qua đó, văn bản bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc, cảm thông cho những con người có hoài bão nhưng bị xã hội bất công và hoàn cảnh khắc nghiệt làm cho tê liệt ý chí, không thể vươn lên.

Câu 5:

Tác giả đã xây dựng nhân vật Thứ một cách tinh tế, chân thật và đầy tính nhân văn, qua đó phản ánh rõ bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám:

-Thứ là hình tượng tiêu biểu cho người trí thức có lý tưởng nhưng bất lực trước hoàn cảnh sống, anh mang trong mình những khát vọng sống cao đẹp, mong muốn đóng góp cho xã hội nhưng hoàn cảnh nghèo đói và môi trường sống nhỏ nhen đã bóp nghẹt những ước mơ ấy.

-Nhân vật Thứ được tác giả thể hiện qua những dòng độc thoại nội tâm sắc sảo, giàu cảm xúc.

-Tác giả đã xây dựng nhân vật Thứ là một người hiền lành, tử tế nhưng quá nhút nhát, thiếu quyết đoán.

-Thứ đại diện cho cả một lớp người – những trí thức có hoài bão nhưng không tìm được lối thoát trong xã hội cũ.

=>Nhân vật Thứ được xây dựng chân thực, sâu sắc, là minh chứng điển hình cho nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật tinh tế và tư tưởng nhân đạo tiến bộ của tác giả.

Câu 6:

Bài làm:

Lí tưởng sống là ngọn đuốc soi đường, là mục tiêu cao đẹp mà mỗi con người hướng tới trong cuộc đời. Khi có lí tưởng, con người sống không chỉ vì bản thân mà còn vì cộng đồng, vì những giá trị tốt đẹp hơn. Lí tưởng giúp ta vượt qua khó khăn, không ngã gục trước nghịch cảnh, như nhân vật Thứ luôn khao khát sống có ý nghĩa dù bị hiện thực đè nén. Một cuộc sống không lí tưởng sẽ trở nên tầm thường, mỏi mòn và vô nghĩa. Vì vậy, mỗi người cần nuôi dưỡng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn để sống trọn vẹn, có ích và đáng tự hào.