Nguyễn Minh Ánh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Minh Ánh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Lao động và ước mơ là hai yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên ý nghĩa cuộc sống của con người. Ước mơ là kim chỉ nam dẫn lối cho hành trình sống, còn lao động là phương tiện để biến ước mơ ấy thành hiện thực. Một ước mơ, dù đẹp đến đâu, cũng chỉ là điều viển vông nếu không có sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ trong lao động. Lao động giúp ta rèn luyện bản thân, tích lũy tri thức, kinh nghiệm và bản lĩnh để vượt qua khó khăn, thử thách trên hành trình chinh phục hoài bão. Ngược lại, ước mơ cũng chính là động lực để con người thêm yêu lao động, không ngại vất vả, gian khổ, từ đó nâng cao giá trị sống của bản thân. Trong thực tế, đã có biết bao tấm gương như Bác Hồ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay vận động viên Lê Văn Công,... nhờ lao động kiên trì mà đã chạm tới giấc mơ của đời mình. Vì thế, muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, con người cần nuôi dưỡng ước mơ đẹp và nỗ lực lao động không ngừng để biến ước mơ thành hiện thực.

Câu 2:

Bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi là một bản tình ca thấm đẫm cảm xúc trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng cũng vô cùng hào hùng. Qua những hình ảnh thơ giàu chất biểu tượng, bài thơ đã khắc họa sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình – một người chiến sĩ vừa chiến đấu vì Tổ quốc, vừa mang trong lòng một tình yêu thiết tha, sâu nặng. Tình yêu ấy không yếu mềm mà hòa quyện, nâng đỡ lý tưởng sống cao đẹp: yêu em như yêu đất nước.

Tâm trạng nổi bật nhất của nhân vật trữ tình là nỗi nhớ thương da diết. Ngay từ đầu bài thơ, những hình ảnh thiên nhiên như “ngôi sao”, “ngọn lửa” được nhân hóa để gợi tả sự đồng cảm với tâm hồn người chiến sĩ – một trái tim đang thổn thức nhớ nhung trong đêm lạnh nơi rừng sâu. Ngôi sao không chỉ là vật thể soi sáng đường đi mà còn là biểu tượng cho hy vọng và nỗi nhớ luôn lấp lánh, thường trực. Ngọn lửa không chỉ sưởi ấm thân thể mà còn sưởi ấm trái tim người lính bằng kỷ niệm và tình yêu.

Nỗi nhớ ấy càng trở nên cảm động hơn khi nhân vật trữ tình gắn tình yêu cá nhân với tình yêu đất nước:
“Anh yêu em như anh yêu đất nước / Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần.”
Ở đây, tình yêu không còn là cảm xúc riêng tư mà được nâng lên thành một lý tưởng cao đẹp, trong sáng và vị tha. Đó là tình yêu thấm đẫm sự hi sinh, gắn liền với gian khổ và đau thương, giống như tình yêu mà người chiến sĩ dành cho Tổ quốc – yêu bằng cả trái tim và lòng trung thành bất diệt.

Tình yêu trong bài thơ không phải sự yếu mềm mà là động lực chiến đấu, là nguồn sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách:
“Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước / Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.”
Sự xuất hiện của người con gái trong từng khoảnh khắc đời thường cho thấy tình yêu ấy luôn song hành cùng người chiến sĩ. Không phải là sự bi lụy, mà là thứ tình cảm vững vàng, ấm áp và thủy chung.

Cuối bài thơ, tâm trạng nhân vật trữ tình chuyển thành niềm kiêu hãnh và lý tưởng sống cao đẹp:
“Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời... / Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.”
Tình yêu lúc này được khẳng định trong sự bất diệt và gắn bó bền vững với sự nghiệp chung. “Yêu nhau” không chỉ là tình cảm riêng tư mà còn là cùng nhau chiến đấu, cùng nhau vun đắp tương lai. Đó là tình yêu lý tưởng hóa, cao cả và tràn đầy niềm tin vào con người, vào tương lai.

Tóm lại, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ "Nhớ" là sự hòa quyện giữa nỗi nhớ nhung da diết, tình yêu sâu nặng với người con gái, và tình yêu lớn lao dành cho Tổ quốc. Qua đó, Nguyễn Đình Thi không chỉ viết nên một bài thơ tình đầy cảm xúc mà còn ca ngợi vẻ đẹp của người chiến sĩ – những con người yêu nước, yêu người và đầy kiêu hãnh giữa những năm tháng chiến tranh gian khổ.

Câu 1: nghị luận

Câu 2: văn bản bàn về vai trò và ý nghĩa của lao động với sự tồn tại phát triển và hạnh phúc của con người.

Câu 3: bằng chứng được đưa ra là là hình ảnh chim yến non được bố mẹ mớm mồi nhưng khi lớn lên phải tự đi kiếm ăn; hổ và sư tử cũng tự lao động để tồn tại. Đây là những dẫn chứng gần gũi, sinh đông, cụ thể; dẫn chứng giúp người đọc dễ hình dung-> Làm nỏi bật quân điểm rằng lao động là bản năng sinh tồn không chỉ của con người mà của mọi sinh vật.

Câu 4: câu nói giúp em nhận ra rằng lao động không chỉ là trách nhiệm hay nghĩa vụ, mà còn là một phần nên niềm vui sống, khi con người tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong công việc mình làm , cuộc sốn trở nên nhẹ nhàng, tích cực và hạnh phúc hơn. Ngược lại, nếu lao động chỉ là sự ép buộc, thì con người sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng và thiếu đi sự hưng khởi trong cuộc sống.

Câu 5: hiện nay, vẫn có một số người trẻ chỉ mong muốn làm việc nhẹ nhàng, hưởng thụ sớm, không muốn cố gắng học tập hay lao động nghiêm túc. Một số người tìm kiếm sự thành công nhanh chóng mà không muốn bỏ công sức, điều này cho thấy sự xem nhẹ giá trị của lao động và chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của nó đối với sự trưởng thành và hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 1:

Trong cuộc sống, không ai tránh được những lúc đối mặt với khó khăn, thất bại hay áp lực. Thế hệ trẻ hiện nay cũng vậy, thậm chí còn phải đối diện với nhiều nghịch cảnh hơn khi xã hội ngày càng cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng. Để không chùn bước, người trẻ cần rèn luyện ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan. Hãy coi thất bại là bài học, là cơ hội để nhìn lại chính mình. Ví dụ, Thomas Edison từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bỏ cuộc, vì ông tin rằng mỗi lần thất bại là một bước tiến gần hơn đến thành công. Bên cạnh đó, người trẻ cũng cần đặt mục tiêu rõ ràng, sống kỷ luật và biết cân bằng cảm xúc. Gia đình, nhà trường và xã hội nên là chỗ dựa tinh thần, giúp người trẻ được lắng nghe, chia sẻ và định hướng đúng đắn. Khi có niềm tin vào bản thân và sự đồng hành từ cộng đồng, người trẻ sẽ đủ sức mạnh vượt qua mọi nghịch cảnh trên hành trình trưởng thành.

Câu 2:

Trong văn học Việt Nam, dòng sông không chỉ là một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với lịch sử, văn hóa và tâm hồn dân tộc. Bài thơ Những dòng sông quê hương của Bùi Minh Trí là một tác phẩm sâu sắc, khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và gửi gắm tình cảm yêu mến đối với quê hương đất nước. Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ đã tạo nên một tác phẩm vừa giản dị vừa sâu sắc, vừa gần gũi nhưng cũng vô cùng thiêng liêng.

Bài thơ Những dòng sông quê hương có thể được phân tích theo nhiều phương diện nghệ thuật khác nhau, nhưng nổi bật nhất là việc sử dụng hình ảnh dòng sông như một biểu tượng vừa quen thuộc, vừa sâu sắc. Dòng sông trong bài thơ không chỉ là dòng sông tự nhiên mà còn là biểu tượng của quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc Việt Nam. Sông không chỉ "cuộn chảy" mang phù sa bồi đắp đất đai, mà còn là chứng nhân của những biến cố lịch sử, là nơi "nước mắt, mồ hôi, máu thấm ruộng đồng". Đây là cách tác giả gợi nhớ về những gian khổ, hy sinh của những thế hệ đi trước để bảo vệ và xây dựng đất nước. Dòng sông không chỉ nuôi dưỡng con người mà còn chứng kiến bao câu chuyện lịch sử, những chiến công lẫy lừng của dân tộc.

Bài thơ cũng sử dụng thủ pháp nhân hóa rất tinh tế để tạo nên sức sống cho dòng sông. Tác giả không miêu tả dòng sông như một vật vô tri mà cho sông “hiểu” những nỗi đau, “lắng nghe” những biến động của đất trời. Những câu thơ như "Chỉ có lòng sông mới hiểu / nước mắt, mồ hôi, máu thấm ruộng đồng" làm cho dòng sông trở thành một thực thể có cảm xúc, là người bạn đồng hành của con người qua bao thế hệ. Thủ pháp này làm tăng thêm chiều sâu cảm xúc và tính nhân văn cho bài thơ.

Ngoài ra, bài thơ còn gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ ngôn ngữ và nhạc điệu rất hài hòa. Câu thơ ngắn gọn, nhịp điệu chậm rãi nhưng lại đầy sức truyền cảm. Những câu thơ như “Những dòng sông còn lưu hương / rừng xanh, núi thắm” với nhịp điệu êm đềm, nhẹ nhàng tạo nên cảm giác trôi chảy tựa như dòng sông vỗ về, an yên. Nhưng khi bài thơ chuyển sang hình ảnh hào hùng của chiến thắng, của mùa xuân, nhịp điệu lại thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ như trong câu “Có ngày sông lặng nghe đất chuyển / tiếng đoàn quân rầm rập trở về”. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt thể hiện được sự chuyển động của dòng sông cũng như sự thay đổi của đất nước qua từng thời kỳ lịch sử.

Một đặc điểm nghệ thuật nữa là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa hình ảnh dòng sông và đất nước. Tác giả không chỉ miêu tả dòng sông như một cảnh vật mà còn kết nối sông với con người qua những hình ảnh đầy ắp cảm xúc. Sông là chứng nhân của những chiến công, là nơi "thuyền chen chật bến / dân vạn chài cười vang trên sóng", làm nổi bật hình ảnh người dân cần cù, lam lũ và đầy khát vọng. Bài thơ cũng cho thấy sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người, tạo nên một không gian hòa quyện, gắn bó không thể tách rời.

Tóm lại, bài thơ Những dòng sông quê hương của Bùi Minh Trí là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương, đất nước. Với những hình ảnh đẹp đẽ, những thủ pháp nghệ thuật độc đáo như nhân hóa, ẩn dụ, cùng ngôn ngữ và nhạc điệu đầy cảm xúc, bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông mà còn thể hiện tấm lòng tri ân với những thế hệ đi trước. Đây là một bài thơ mang đậm giá trị nhân văn và giá trị lịch sử, là nguồn cảm hứng cho những ai yêu mến thiên nhiên và văn hóa Việt Nam.

Câu 1: phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận .

Câu 2: luận đề : Nghị cảnh giúp ta thành công - sự nghị lực và lạc qua trước những khó khăn.

Câu 3: tác giả sử dụng những nhân vật nổi tiếng trong quá khứ và lịch sử như Edison, Voltaire, Ben Fortson hay Beethoven và rất nhiều các nhân vật khác. Đây đều là các bằng chứng dễ dàng chứng thực được và tiêu biểu, rất nhiều bằng chứng được đưa ra càng thêm khẳng định cho luận đề rằng đã không ít người họ thực sự đã coi nghịch cảnh là cơ hội của thành công.

Câu 4: nội dung của văn bản trên là những tấm gương nghị lực và lạc quan trong cuộc sống từ lịch sử, quá khứ và những câu chuyện thực trong cuộc sống. Để từ đó gợi đến thông điệp đến người đọc rằng: Trong cuộc sống này không ai cầu mong đến những trở ngại nhưng một khi những thử thách đó ập tới thì đó sẽ là cơ hội để ta vươn tới thành công.

Câu 5: cách lập luận của tác giả tinh tế, sâu sắc, hài hòa lồng ghép thông điệp thông qua một loạt những câu chuyện, bài học cuộc sống ; cách luận điểm liên kết chặt chẽ, có nhiều dẫn chứng minh họa không gây nhàm chán cho người đọc.

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, con người ngày càng có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều đó vừa là cơ hội để học hỏi, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn: làm sao để không bị “hòa tan” mà vẫn giữ được bản sắc riêng. Bởi vậy, việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Văn hóa truyền thống là những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, bồi đắp qua nhiều thế hệ. Đó có thể là tiếng mẹ đẻ, là tà áo dài, là các phong tục tập quán như Tết Nguyên Đán, cúng giỗ tổ tiên, hay những làn điệu dân ca ngọt ngào. Những điều tưởng chừng đơn giản ấy lại chính là hồn cốt của dân tộc, là điều làm nên sự khác biệt và giúp chúng ta nhận diện mình giữa hàng trăm nền văn hóa khác trên thế giới. Tuy nhiên trong đời sống hiện đại, một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ, đang dần xa rời văn hóa truyền thống. Việc sử dụng tiếng Việt không chuẩn, sính dùng từ nước ngoài, lạm dụng công nghệ mà lãng quên phong tục cổ truyền, thờ ơ với ngày lễ Tết, ít quan tâm đến di sản văn hóa,… đang trở nên phổ biến. Có người còn coi những giá trị truyền thống là lỗi thời, lạc hậu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Một phần do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, khiến văn hóa ngoại nhập xâm nhập mạnh mẽ. Một phần khác đến từ ý thức chủ quan của con người, đặc biệt là giới trẻ khi mải chạy theo trào lưu hiện đại mà quên đi cội nguồn. Đồng thời, việc giáo dục văn hóa truyền thống trong gia đình và nhà trường cũng chưa thực sự sâu sắc, sinh động và gần gũi với học sinh. Chúng ta dễ dàng thấy điều này trong đời sống hằng ngày. Ví dụ, nhiều bạn trẻ không biết đến các trò chơi dân gian như ô ăn quan, kéo co, múa sạp,… Không ít người Việt lại yêu thích các lễ hội nước ngoài hơn là Tết Nguyên Đán truyền thống. Sự thờ ơ ấy đã khiến những nét văn hóa đẹp dần bị quên lãng.Nếu không gìn giữ, các giá trị văn hóa truyền thống sẽ bị mai một theo thời gian. Mất văn hóa cũng đồng nghĩa với đánh mất bản sắc dân tộc, và nếu không có sự phân biệt rõ ràng giữa mình và người, thì sự tồn tại độc lập của một dân tộc cũng có thể bị đe dọa. Gìn giữ văn hóa không có nghĩa là bảo thủ, từ chối tiếp thu cái mới. Ngược lại, cần tiếp thu có chọn lọc, làm mới truyền thống bằng tư duy hiện đại để văn hóa không ngừng phát triển. Nhiều chương trình như “Ngày hội áo dài”, “Hội chợ quê”, hay các nghệ sĩ trẻ đưa dân ca vào nhạc hiện đại là những minh chứng cho việc kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Việc gìn giữ và bảo vệ văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, mà còn là bổn phận của mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ – những người sẽ viết tiếp câu chuyện của dân tộc. Chúng ta cần hiểu rằng văn hóa là cội nguồn, là căn tính không thể thay thế. Mỗi người hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như: nói tiếng Việt chuẩn, mặc áo dài trong ngày lễ, tìm hiểu phong tục quê hương, yêu thích âm nhạc dân gian,... Những hành động tuy nhỏ nhưng sẽ góp phần giữ gìn những giá trị to lớn cho dân tộc.

Trong bài thơ Chân quê, Nguyễn Bính đã khắc họa hình ảnh nhân vật “em” – người con gái thôn quê với nhiều sắc thái tinh tế và đầy cảm xúc. “Em” hiện lên ban đầu là cô gái mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị với “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen” – những trang phục đậm chất làng quê, đậm hồn dân tộc. Tuy nhiên, sau một lần “đi tỉnh về”, em đã thay đổi, trở nên điệu đà, kiểu cách với “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm”. Sự thay đổi đó khiến người kể chuyện – có lẽ là người yêu em – không khỏi hụt hẫng và tiếc nuối. Qua hình ảnh “em”, nhà thơ không chỉ thể hiện nỗi lo trước sự mai một của vẻ đẹp truyền thống mà còn thể hiện tình yêu sâu sắc với cái “chân quê”, với hồn quê bình dị. Nhân vật “em” vì thế không chỉ là hình tượng cá nhân, mà còn là biểu tượng cho sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa quê mùa và hiện đại trong xã hội đương thời.

Những loại trang phục không đơn giản là hình thức bên ngoài mà còn phản ảnh sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại, giữa những giá trị quê bình dị với sự mới mẻ, hiện đại của thành thị. Qua đó thấy được mong muốn gìn giữ vẻ đẹp thuần túy của người con gái quê – cũng là một cách nhà thơ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo em: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm ( là quần áo hiện đại, đại diện cho thành thị ); yếm lục sồi, dây lưng đũi nhuộm hồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen (mang nét truyền thống, mộc mạc , đại diện cho làng quê)


nhan đề gợi cho em liên tưởng đến những hình ảnh, kỉ niệm làng quê hay kí ức tuổi thơ mang lại nhưng giá trị quê xưa