Nguyễn Bắc Hải

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Bắc Hải
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Ước mơ là ánh sáng dẫn lối, còn lao động là con đường để con người biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù đẹp đến đâu cũng chỉ là viển vông nếu thiếu sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ. Lao động giúp ta tích lũy tri thức, rèn luyện ý chí, phát triển kỹ năng và từng bước chinh phục mục tiêu. Nhiều người trẻ hiện nay có nhiều khát vọng nhưng lại dễ bỏ cuộc vì ngại khổ, thiếu kiên trì trong quá trình hiện thực hóa ước mơ. Thực tế cho thấy, không có thành công nào đến từ may mắn thuần túy mà đều là kết quả của quá trình lao động bên bỉ, nghiêm túc. Lao động còn mang lại giá trị cho cộng đồng, giúp ước mơ không chỉ là mong muốn cá nhân mà trở thành động lực để cống hiến và phát triển xã hội. Vì thế, nếu coi ước mơ là ngọn lửa, thì lao động chính là nhiên liệu nuôi dưỡng và giữ cho ngọn lửa ấy cháy mãi trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2

Bài thơ "Nhớ" của Nguyễn Đình Thi là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về tình yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua những cảm xúc nhớ nhung da diết nhưng không yếu đuối, mà trái lại, rất sâu sắc, mạnh mẽ và đầy kiêu hãnh.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, hình ảnh ngôi sao và ngọn lửa được sử dụng như những biểu tượng cho nỗi nhớ:

"Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh / Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây/ Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh / Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây".

Những hình ảnh thiên nhiên được nhân hóa trở nên gần gũi, đầy cảm xúc. Tình cảm cá nhân như hòa tan trong không gian núi rừng và khung cảnh kháng chiến. Nỗi nhớ không chỉ mang tính riêng tư mà còn là sức mạnh tinh thân giúp người lính vượt qua gian khổ, rét lạnh nơi chiến trường.

Sang khổ thơ thứ hai, tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trực tiếp và mãnh liệt qua lời khẳng định:

"Anh yêu em như anh yêu đất nước".

Câu thơ là một tuyên ngôn tình yêu đẹp đẽ, thiêng liêng, trong đó tình yêu đôi lứa gắn liền, song hành cùng tình yêu Tổ quốc. Nỗi nhớ người yêu trở thành động lực để người chiến sĩ tiếp tục bước đi trên những chặng đường kháng chiến gian nan:

"Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước/ Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn".

Tình yêu hiện diện trong từng khoảnh khắc đời thường, thấm đượm trong mọi sinh hoạt, là nguồn sống, là ngọn lửa âm thầm cháy trong trái tim người lính.

Khổ thơ cuối tiếp tục khẳng định sự thủy chung, son sắt trong tình yêu:

"Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt/ Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời".

Nỗi nhớ không làm yếu lòng mà ngược lại, giúp nhân vật trữ tình càng thêm kiên cường, bất khuất. Tình yêu được lý tưởng hóa, hòa quyện trong lý tưởng cách mạng, tạo nên một vẻ đẹp cao cả. Tình cảm riêng tư không tách rời mà hòa vào tình yêu lớn của dân tộc, của thời đại.

Tóm lại, tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ "Nhớ" là sự kết hợp giữa nỗi nhớ sâu sắc và lòng yêu nước mãnh liệt. Nguyễn Đình Thi đã thể hiện tài tình tâm trạng ấy bằng hình ảnh đẹp, nhạc điệu sâu lắng và một giọng thơ vừa lãng mạn, vừa hào hùng. Bài thơ là minh chứng cho vẻ đẹp của tình yêu trong thời chiến - một tình yêu đầy tự hào, kiêu hãnh và bất diệt.